【al hilal – al feiha】Tìm giải pháp thu hút nhân tài cho doanh nghiệp nhà nước
Nhà nước không can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới: Thách thức và cơ hội Doanh nghiệp khối trung ương lãi trước thuế hơn 76 nghìn tỷ đồng |
Doanh nghiệp nhà nước khó thu hút nhân tài
Hội thảo nằm trong chương trình xây dựng Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng,ìmgiảiphápthuhútnhântàichodoanhnghiệpnhànướal hilal – al feiha đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.
Tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho biết, trong báo cáo và các tham luận gửi về Ban Kinh tế Trung ương cho thấy có nhiều vấn đề vướng mắc về công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và sự phát triển của DNNN.
Trong đó, có một số vấn đề nổi bật như việc tuyển chọn nhân lực của cấp quản lý, quản trị DN chưa đủ độ mở để tuyển chọn được người tài giỏi đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế hiện nay, đúng như đánh giá của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng nêu: “Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực”; “Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách phù hợp”.
Một số chủ trương đổi mới về vấn đề cán bộ của Đảng chưa được thể chế hóa để đưa vào cuộc sống như Nghị quyết số 12-NQ/TW nêu “Thực hiện việc tách người quản lý DNNN khỏi chế độ viên chức, công chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí công việc khác trong DN” và Nghị quyết 26-NQ/TW đề ra chủ trương “Xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài”.
Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý tại các DNNN còn chịu sự điều chỉnh của Điều 11, Quy định 69-QĐ/TW TW của Ban Bí thư ngày 13/02/2017, trong đó quy định: “Không bố trí phân công các chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong DN nếu không phải là cấp ủy viên hoặc cùng cấp”.
Từ thực tế này, tại hội thảo các nhà quản lý, các DN, các chuyên gia đã trao đổi về kinh nghiệm trong công tác cán bộ, và trọng tâm là việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ quản lý, quản trị DNNN, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn.
Hội thảo diễn ra sáng 4/12 |
Công tác cán bộ phải gắn với đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), rất cần cách nhìn chia sẻ, thấu hiểu khi đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý DNNN. Trong các đánh giá về DNNN, cần có cái nhìn toàn diện, khách quan, đặt trong bối cảnh chung, tránh việc “có những đánh giá đọc lên thấy chỉ có những người quản lý DNNN có lỗi, còn các cơ quan khác vô can”.
Nhấn mạnh việc cần thay đổi chức năng và các thức lãnh đạo, nếu không thì DNNN nhà nước khó lòng phát triển trong kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập, nguyên Viện trưởng CIEM đã đưa ra một số kiến nghị.
Trong đó, ông khẳng định không thể tách phần cán bộ riêng ra trong tổng thể đổi mới, tái cơ cấu DNNN… Việc bàn bạc, đánh giá và đề xuất kiến nghị về cán bộ chủ chốt của DNNN không thể tách rời khỏi sứ mệnh, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của DNNN nói chung và từng DNNN nói riêng. Đồng thời, cũng không thể tách khỏi khung khổ quản trị DNNN, đặc biệt quản trị theo thông lệ quốc tế, trong đó, HĐQT, thành viên HĐQT, và các giám đốc điều hành.v.v…. là một bộ phận cấu thành.
TS Nguyễn Đình Cung đề xuất, nên bỏ quy hoạch cán bộ chủ chốt quản lý DNNN như hiện nay, thay vào đó, là kế hoạch tìm kiếm và sử dụng nhân tài, như cách "headhunting" của các tập đoàn đa quốc gia, công nghệ lớn. Mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao là yêu cầu, điều kiện tiên quyết để người được chọn tiếp tục nắm giữ chức vụ. Những người được bổ nhiệm đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn vẫn bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, nếu không hoàn thành mục tiêu hoạt động của DN,
Nghiên cứu áp dụng cơ chế bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Trong tham luận tại hội nghị, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN cũng nhấn mạnh yêu cầu thu hút nhân lực giỏi từ bên ngoài vào đội ngũ lãnh đạo, quản lý DNNN; không áp dụng các tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù về chính trị (lý luận chính trị, đảng viên, cấp ủy,…) với cán bộ lãnh đạo, quản lý để có nguồn nhân sự rộng rãi, thu hút được nhiều người có năng lực.
Theo đó, một số giải pháp cụ thể là cần có hướng dẫn cụ thể của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với các trường hợp tuyển dụng nhân sự từ ngoài hệ thống khối cơ quan nhà nước, khối DNNN cả về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình. Sửa đổi Quy định số 69-QĐ/TW ngày 13/2/2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Đảng ủy cấp trên cơ sở trong DNNN và DN có vốn nhà nước chi phối và Quy định số 287-QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong DNNN.
Các cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo, phối hợp DN xây dựng và áp dụng hệ thống vị trí việc làm theo từng chức danh (có KPI cho từng vị trí lãnh đạo, quản lý cụ thể) để làm căn cứ triển khai các nội dung về công tác cán bộ.
Công tác quy hoạch đội ngũ lãnh đạo, quản lý DNNN cần có đầu mối điều hành chung, đảm bảo sự gắn kết, liên thông về nguồn quy hoạch giữa các DN với nhau và với cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước để hình thành nguồn lực chung, đảm bảo nguyên tắc quy hoạch mở. Qua đó, hình thành “Quỹ nhân lực quản lý DN giỏi” rộng rãi để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhân sự lãnh đạo cho toàn bộ khối DNNN
Chế độ đãi ngộ, tiền lương, tiền thưởng phải phù hợp giá trị công việc của từng vị trí công tác, gắn với hiệu suất chung của đơn vị và hiệu suất cá nhân; có cạnh tranh với thị trường. Có hướng dẫn cụ thể về chế độ bồi thường, hoàn trả đối với người quản lý DN và nghiên cứu, áp dụng cơ chế bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho một số vị trí đặc thù có nhiều rủi ro.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho biết, thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương rất mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học và các DN để Ban có thể xây dựng và tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành “Quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị DNNN phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” có chất lượng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo DNNN có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới. |