【bd kq truc tuyen】Một ngày trên Cù lao Ré
CHÁY BỎNG TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO,y trbd kq truc tuyen QUÊ HƯƠNG
11 giờ ngày đầu mùa hạ miền Trung, chúng tôi đặt chân đến Báo Quảng Ngãi. Như đón được mong ước của những đồng nghiệp nóng lòng đến với Lý Sơn, nhà báo Huỳnh Đức Minh, Tổng biên tập nói: “Sẽ có 2 nhà báo “thổ địa” của Lý Sơn làm hướng dẫn viên cho đoàn”. Đó là nhà báo Đào Thanh Nhị, phóng viên Phòng Kinh tế, phụ trách chính sách biển đảo - người chứng kiến sự phát triển của Lý Sơn qua 30 năm làm báo và nhà báo Nguyễn Thanh Toàn, Trưởng phòng Phóng viên Kinh tế.
Cột cờ trên đỉnh Thới Lới
15 giờ 30 phút, chuyến tàu biển cuối ngày chủ nhật ra đảo Lý Sơn đầy ắp khách du lịch và những “cư dân” của đảo. 1 giờ lắc lư say cùng sóng biển nhưng vừa đặt chân lên cảng (cảng cá và cảng du lịch) với khao khát tìm hiểu về đảo đã làm chúng tôi tỉnh táo, khỏe nhanh. Nhận phòng nghỉ xong, các nhà báo Thanh Toàn và Thanh Nhị khẩn trương dẫn đường đưa đoàn lên đỉnh Thới Lới, nơi có cột cờ Tổ quốc tung bay khẳng định chủ quyền, niềm tự hào của biển đảo Việt Nam.
Đường lên đỉnh Thới Lới chạy qua những vườn hành, dưa hấu, bắp đang vào mùa. Nhiều vườn được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để giảm sức người. Nhà báo Thanh Nhị cho biết, 5 năm trước nhờ đầu tư hệ thống đê bao dọc bờ biển nên Lý Sơn có thêm đường giao thông và đặc biệt là ngăn được xâm nhập mặn để giữ diện tích đất sản xuất nông sản có “tiếng” của Lý Sơn là tỏi và hành.
Trên đỉnh Thới Lới (điểm cao nhất của Lý Sơn) hoàng hôn dần buông, nhìn xuống nước biển đổi màu xanh sẫm hơn. Trên dốc đá cao chót vót của Trạm ra đa là miệng núi lửa đã tắt ngàn năm ban tặng cho Lý Sơn một hồ 3.000m2trữ nước cho đảo Lớn và đảo Bé.
Cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới khởi công xây dựng ngày 4-5-2013. Công trình do học sinh, sinh viên các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp trong cả nước đóng góp có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới ở đảo Lý Sơn không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn được ví như “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Đây là công trình thể hiện sự chung sức, đồng lòng, sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc của thế hệ trẻ cả nước.
HOANG SƠ ĐẢO BÉ
Chúng tôi đến thăm di tích quốc gia Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh, Nhà trưng bày bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Ấn tượng nhất trong tôi vẫn là sự hoang sơ của đảo Bé (An Bình).
Từ đảo Lớn, 15 phút đi bằng ca - nô là đến đảo Bé. Đi một vòng trên đảo Bé bằng phương tiện xe điện, thi thoảng bắt gặp vài đứa trẻ đi xe đạp. Trên đảo không có tiếng động cơ xe máy hay ôtô mà chỉ có tiếng vỗ của những con sóng va vào vách đá tung bọt trắng xóa. Từ trên xe điện, chúng tôi thấy đảo Bé có một bãi tắm đẹp tuyệt với dải cát trắng mịn bao bọc bởi cánh cung vách đá cao và những con sóng.
Không trù phú bởi các vườn hành, bắp, dưa hấu mùa hè, đảo Bé đất khô cằn hoang hóa vì không có nước tưới. Ghé thăm cảng tàu đảo Bé chúng tôi được nghe những câu chuyện cảm động của người dân về sự sống. Chị em bà Đặng Thị Lỷ (72 tuổi) - Đặng Thị Dum (56 tuổi) kể: Mấy mươi năm trước, 4 người đàn ông (có ông nội của 2 bà) từ đảo Lớn qua đảo Bé khai khẩn đất đai. Hiện 4 ông được thờ tại miếu Thần hoàng của đảo. Khó khăn nhất ở đảo Bé vẫn là khan hiếm nước sinh hoạt vào mùa hè. Mỗi năm đảo chỉ khoảng 3 tháng có mưa để người dân trồng hành, tỏi, mỗi hộ thu nhập 20-30 triệu đồng/năm. 5 năm gần đây, được Nhà nước mở cửa du lịch nên người dân trên đảo Bé có thêm nghề dịch vụ du lịch. Các hộ dân theo phân công hộ làm du lịch, hộ trồng trọt... để mỗi nhà đều có thu nhập. Bà Dum xúc động: Nếu so với đảo Lớn thì cuộc sống của người dân trên đảo Bé khó khăn gấp nhiều lần nhưng dù khổ chúng tôi vẫn bám đất, bám đảo nơi cha ông khai khẩn.
Bí thư Đảng ủy xã An Bình Huỳnh Lũy cho biết, cuộc sống của người dân đảo Bé vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 2012, đảo Bé được Hàn Quốc tài trợ công trình lọc nước biển thành nước ngọt. Vẻ đẹp hoang sơ của đảo Bé thu hút khách du lịch góp phần tăng nguồn thu cho người dân. Hiện nay, người dân trên đảo Bé đang sử dụng điện qua 2 tổ máy phát điện diesel với công suất 2x110kVA do Công ty Điện lực Quảng Ngãi lắp đặt và vận hành, cung cấp điện 24/24 giờ. Rời đảo Bé, chúng tôi nhận được tin vui là Tổng công ty Điện lực miền Trung đã phê duyệt dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời trên hòn đảo hoang sơ này. Việc đưa dự án sử dụng điện năng lượng mặt trời kết hợp với diesel sẽ đảm bảo nguồn điện bền vững, góp phần cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đảo Lý Sơn.
Phương Hà