【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia scotland】Đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố “vào cuộc” quản lý giá cước vận tải

de nghi lanh dao cac tinh thanh pho vao cuoc quan ly gia cuoc van tai

Ảnh: Minh họa. Nguồn Internet.

Theo đó, yêu cầu các DN kinh doanh vận tải bằng ô tô thực hiện kê khai lại giá cước phù hợp với mặt bằng giá xăng dầu đúng thời gian quy định; thực hiện niêm yết và bán đúng giá niêm yết đã kê khai lại được cơ quan quản lý giá chấp thuận.

Đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng pháp luật về giá, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, tạo sức ép tuân thủ pháp luật trong các DN kinh doanh vận tải và có hiệu quả ngay trong dịp Tết Nguyên đán.

Bắt đầu từ hôm nay, 28-1, các đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính triển khai kiểm tra trực tiếp giá cước vận tải ô tô tại các DN trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Thời gian kiểm tra tại mỗi DN không quá 5 ngày. Các đoàn kiểm tra sẽ định kỳ báo cáo kết quả với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải.

Theo đó, sẽ xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với những DN vi phạm pháp luật về giá, nhằm chấn chỉnh các đơn vị kinh doanh vận tải trong điều kiện giá xăng dầu giảm sâu thời gian qua. Các đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào một số DN kinh doanh vận tải bằng taxi và vận tải hành khách chưa thực hiện kê khai giá cước, hoặc kê khai giảm giá cước chưa phù hợp với mức giảm giá xăng dầu.

Tại văn bản gửi tới các Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, từ nửa cuối năm 2014, việc điều hành giá xăng dầu của Chính phủ đã có những thay đổi tích cực, phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu trên thị trường thế giới mỗi ngày một giảm sâu. So với tháng 7-2014, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều giảm giá mạnh; riêng xăng giảm tới 38,9%. Trong khi đó, giá cước vận tải, đặc biệt là giá cước vận tải hành khách bằng ô tô, tuy có giảm song không đáng kể, gây bức xúc trong dư luận.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng ô tô theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn. Trong đó, yêu cầu các DN kinh doanh vận tải kê khai lại giá tương ứng với mặt bằng giá mới của các yếu tố đầu vào, trước hết là giá xăng dầu; đồng thời thực hiện niêm yết, bán vé đúng giá niêm yết.

Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải liên tục tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý giá cước vận tải tại một số địa phương.

Trong báo cáo của 38/63 địa phương gửi công văn về Bộ Tài chính, giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi tính đến ngày 16-1-2014 đã giảm trung bình từ 0,92%-26,32% (phổ biến giảm từ 3-10%). Giá cước vận tải hành khách tuyến cố định giảm trung bình từ 3-21,7% (phổ biến giảm từ 5-10%).

Về tình hình giảm giá cước vận tải bằng xe ô tô tại 3 thành phố lớn như sau: Tính đến tháng 11-2014, Hà Nội có 52 DN giảm giá với tỷ lệ giảm từ 2-10%, đến tháng 12 có 64 đơn vị giảm giá từ 2-10%. Tương tự ở thời điểm trên với TP.HCM tổng cộng có 35 đơn vị giảm giá (đến tháng 11-2014) và 67 đơn vị giảm giá (đến tháng 12-2014) với mức giảm từ 2-14%. Tại Đà Nẵng có 11 đơn vị giảm giá (đến tháng 12-2014) với mức giảm từ 3-18%.

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã thực hiện điều chỉnh giảm giá cước là tương đối phù hợp với mức điều chỉnh giảm giá của xăng dầu. Cụ thể: Đối với vận tải bằng ô tô, tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 25-35% giá thành vận tải đối với xe chạy xăng (chủ yếu là taxi), 35-45% đối với xe chạy dầu (chủ yếu là vận tải hành khách và hàng hóa). Với mức giảm giá xăng dầu thời điểm hiện tại khoảng 27% so với mức giá tại ngày 1-1-2014 thì giá cước vận tải giảm trung bình từ 3-10% là tương đối phù hợp.