【nhận định cúp fa】Chính sách hợp lòng dân, vực dậy nền kinh tế

Chính sách tài khóa hợp lòng dân vực dậy nền kinh tế
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội tại hội trường, ngày 25/5. Ảnh tư liệu

Kinh tế phục hồi, bội chi và nợ công giảm

Với bản báo cáo giám sát gồm 95 trang, kèm theo 7 phụ lục được gửi đến các vị ĐBQH cho thấy, tinh thần làm việc nghiêm túc, cầu thị và giám sát để theo đến cùng các chính sách được ban hành vào thời điểm hết sức đặc biệt của đất nước.

Trình bày Báo cáo tóm tắt Kết quả thực hiện giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, Nghị quyết số 43/2022/QH15 được Quốc hội ban hành trong bối cảnh đặc biệt, khi dịch Covid-19 với những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, gây tác động tiêu cực nặng nề đến đời sống người dân và tình hình kinh tế - xã hội đất nước.

Với nhiều chính sách mạnh mẽ, quyết liệt, mang tính đặc thù, chưa từng có tiền lệ nhằm đạt “mục tiêu kép”: hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, giúp phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch.

“Kết quả thực hiện cho thấy, hầu hết chính sách, biện pháp được ban hành tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 là kịp thời, hợp lòng dân, đáp ứng yêu cầu trước tình hình cấp bách, được nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng” - báo cáo giám sát đánh giá.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai, đến nay, Nghị quyết số 432022/QH15 đã đi đến chặng đường cuối cùng. Chúng ta trân trọng kết quả đạt được, nhưng cũng có những điều nuối tiếc cho những điểm chưa trọn vẹn. Tuy nhiên với tất cả những trải nghiệm, bài học đúc rút thì chúng ta có quyền tin rằng sẽ làm tốt hơn ở chặng đường tiếp theo” - bà Mai nói.

Trên thực tế, qua 2 năm thực hiện, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 cơ bản hoàn thành. Điều đó được minh chứng bằng những số liệu, chỉ tiêu hết sức ấn tượng. Đó là: Tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Đồng thời, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Việc huy động, phân bổ và điều hòa sử dụng vốn đầu tư công giúp đưa nguồn lực vào nền kinh tế hợp lý; lạm phát được kiềm chế, lãi suất, tỷ giá được điều hành phù hợp, ổn định. Bội chi ngân sách, nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép và thấp hơn so với mức dự kiến.

Chính sách hỗ trợ về thuế là điểm sáng của Nghị quyết

02(1).jpg
Chính sách tài khóa ban hành kịp thời đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh tư liệu

Phát biểu tại Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình đánh giá cao chính sách tài khóa, mà cụ thể là các gói hỗ trợ về thuế của Chính phủ đã hết sức linh hoạt, kịp thời, đúng thời điểm, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế vẫn còn tồn tại, hạn chế và chưa đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên đối với gói hỗ trợ về tài khóa đã được các ĐBQH đánh giá cao.

Theo ĐBQH Đặng Thị Bích Ngọc (Hòa Bình), việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 hết sức kịp thời, hợp lòng dân. Các chính sách đưa ra trong Nghị quyết có tính chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đánh giá, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế đã đến được với người dân, doanh nghiệp. ĐB cho rằng “đây là một điểm sáng khi thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15”. Theo ĐBQH Mai Văn Hải, việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 là đúng đắn, kịp thời với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã hỗ trợ cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp và bổ sung nguồn lực lớn của ngân sách nhà nước và nguồn huy động khác để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, đã đưa nước ta mở cửa trở lại nền kinh tế, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường… “Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 là nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ đã đến được với người dân, doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông” - ĐB Mai Văn Hải nhận định.

Cũng đánh giá cao kết quả đạt được của những chính sách “chưa có trong tiền lệ” này, ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chúng ta cần tiếp tục chủ động sử dụng chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng giai đoạn 2024 - 2025. Tuy nhiên, theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, chính sách tài khóa cần phải được sử dụng chung với các chính sách kinh tế khác và với quá trình cải cách thể chế nói chung, kích thích đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể phát huy hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) đánh giá cao gói hỗ trợ của chính sách tài khóa. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ băn khoăn về thời hạn hiệu lực của Nghị quyết. Đại biểu cho rằng, theo lý thuyết, việc sử dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ chỉ trong ngắn hạn, còn nếu sử dụng trong dài hạn có thể gây ảnh hưởng tới quy mô của nền kinh tế, do đó, cần cân nhắc thêm.

ĐBQH DƯƠNG KHẮC MAI (ĐĂK NÔNG):

Hỗ trợ về thuế giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi

Chính sách hợp lòng dân, vực dậy nền kinh tế

Tôi thống nhất cao với Báo cáo của Đoàn giám sát, đồng thời đánh giá cao và chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn trong quá trình triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Việc triển khai thực hiện áp dụng chính sách tài khóa theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

Việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội đã có tác động tích cực trực tiếp đến đời sống xã hội, qua đó giảm giá thành sản phẩm, giúp đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho đời sống của người dân.

ĐBQH HÀ SỸ ĐỒNG (QUẢNG TRỊ):

Gói giảm thuế đã phát huy hiệu quả cao

Chính sách hợp lòng dân, vực dậy nền kinh tế

Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong bối cảnh nền kinh tế có rất nhiều khó khăn, từ nội tại của nền kinh tế, bên ngoài thì tình hình địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện Nghị quyết đã phát huy hiệu quả. Giải pháp của Chính phủ vào thời điểm đó rất tốt, như giảm thuế xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới tăng. Ngoài ra, chính sách gia hạn thuế là rất cần thiết.

Trong bối cảnh siết chặt kỷ luật kỷ cương bộ máy, ưu tiên tính khả thi, gói hỗ trợ lãi suất 2% không khả thi thì gói giảm thuế GTGT phát huy hiệu quả cao.

Điều hành của Chính phủ rất linh hoạt, Chính phủ đã chủ động đưa ra các giải pháp khác ứng phó với tình hình, như giảm thuế xăng dầu là giải pháp ứng phó vô cùng thiết thực khi giá nhiên liệu toàn cầu tăng, giúp quá trình phục hồi nền kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.

Việc gia hạn nộp thuế cũng rất thiết thực, vì doanh nghiệp như được vay một khoản ngắn hạn với lãi suất 0%, có tác dụng rất lớn khi lãi suất tăng cao và thủ tục vay ngân hàng khó khăn.

Trần Thắng(ghi)