您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【xếp hạng giải đức】Hải quan TPHCM chống gian lận xuất xứ hiệu quả

Empire7772025-01-11 09:09:10【Cúp C2】6人已围观

简介Chống gian lận xuất xứ, 150 doanh nghiệp vào “tầm ngắm”Bộ Tài chính góp ý nhiều nội dung về nhãn hàn xếp hạng giải đức

Chống gian lận xuất xứ,ảiquanTPHCMchốnggianlậnxuấtxứhiệuquảxếp hạng giải đức 150 doanh nghiệp vào “tầm ngắm”
Bộ Tài chính góp ý nhiều nội dung về nhãn hàng hóa, chống gian lận xuất xứ
Làm rõ dấu hiệu gian lận xuất xứ gạo Việt Nam
Hàng giả mạo xuất xứ do Hải quan TPHCM bắt giữ tại cảng Cát Lái năm 2020.	Ảnh: T.H
Hàng giả mạo xuất xứ do Hải quan TPHCM bắt giữ tại cảng Cát Lái năm 2020. Ảnh: T.H

17 nhóm mặt hàng trọng điểm

Cục Hải quan TPHCM đã ban hành Kế hoạch số 666/KH-HQ TPHCM về tăng cường công tác kiểm soát, đấu tranh, phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận, giả mạo xuất xứ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và chuyển tải bất hợp pháp. Cục Hải quan TPHCM xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Kế hoạch công tác này có nhiều giải pháp cụ thể, trong đó, các đơn vị thuộc và trực thuộc lên danh sách đối tượng trọng điểm cần tiến hành kiểm tra với hàng loạt tiêu chí cụ thể liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa.

Cùng với đó, 17 nhóm mặt hàng trọng điểm cũng đã được Cục Hải quan TPHCM điểm mặt, như: nhóm mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ; nhóm thiết bị thể thao, thiết bị nội thất; nhóm mặt hàng khớp nối bằng thép, bánh xe thép, thép tiền chế, ống đồng; nhóm mặt hàng mạch điện, máy xử lý dữ liệu, sản phẩm điện tử và linh kiện, đồ gia dụng; nhóm mặt hàng xe đạp, xe đạp điện và linh kiện; nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy hút bụi, máy cắt cỏ; thuốc lá, rượu, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, tân dược, đông dược; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Bên cạnh đó, Cục Hải quan TPHCM tăng cường công tác tuyên truyền về gian lận xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa, SHTT, chuyển tải bất hợp pháp đến cộng đồng doanh nghiệp trên website của Cục và trong các buổi tập huấn trực tuyến.

Cục Hải quan TPHCM đã chỉ đạo Phòng Giám sát quản lý phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro cung cấp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm có dấu hiệu hoặc đã thực hiện hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền SHTT, chuyển tải bất hợp pháp, phục vụ cảnh báo rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm,... Qua đó, đã phát hiện, cảnh báo một số trường hợp có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ.

Kiến nghị nhiều bất cập

Để nâng cao hiệu quả trong công tác thực thi chống gian lận xuất xứ hàng hóa, ngoài việc tập trung triển khai tốt các giải pháp đề ra theo Kế hoạch 666/KH-HQ TPHCM Cục Hải quan TPHCM đã chủ động kiến nghị nhiều bất cập.

Theo Cục Hải quan TPHCM, gian lận xuất xứ thường xảy ra đối với hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Canada… vì các thị trường này không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Hàng hoá XNK làm thủ tục tại Cục Hải quan TPHCM đa dạng, đòi hỏi phải xác định mặt hàng có nguy cơ, rủi ro cao để có biện pháp phòng chống một cách tập trung, có trọng điểm, có hiệu quả, tránh cảnh báo tràn lan, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Hiện chế tài còn hạn chế và chưa đủ sức răn đe, chưa ngăn chặn được các hành vi gian lận của doanh nghiệp. Chưa có quy định xử phạt đối với hàng hóa xuất khẩu vi phạm quy định về xuất xứ.

Quy định về ghi nhãn hàng hoá theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP cũng còn bất cập trong việc ghi nội dung xuất xứ trên nhãn hàng hoá. Cụ thể, đối với hàng nhập khẩu, cho phép người nhập khẩu bổ sung nhãn phụ ghi xuất xứ hàng hoá nếu như nhãn gốc không có nội dung này. Điều này có thể bị lợi dụng để dán nhãn xuất xứ Việt Nam cho hàng nhập khẩu có xuất xứ của nước ngoài sau khi được thông quan. Nhưng đối với hàng xuất khẩu lại không bị điều chỉnh bởi Nghị định này cho nên thiếu cơ sở pháp lý để xử lý.

Từ thực tế trên, Cục Hải quan TPHCM kiến nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất các nước tham gia các Hiệp định như ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Australia và New Zealand, ASEAN – Ấn Độ tham gia cấp C/O điện tử nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thông quan hàng hóa cho cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh tại một số quốc gia vẫn đang diễn biến phức tạp.

Kiến nghị Tổng cục Hải quan liên hệ với Bộ Công Thương để nắm bắt danh sách mặt hàng được các đối tác cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ để kịp thời chuyển luồng tờ khai trên hệ thống và gửi danh sách để các cục hải quan địa phương tập trung tiến hành kiểm tra theo mặt hàng, nước nhập khẩu để công tác kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, tránh việc kiểm tra tràn lan.

Đồng thời, kiến nghị đưa các hành vi khai báo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu các loại hình theo hướng tăng mức xử phạt (kể cả không ảnh hưởng đến thuế). Bộ Khoa học và Công nghệ sớm sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi nhãn hàng hoá. Theo Nghị định này, những nội dung còn bất cập, khó khăn trong thực hiện, cụ thể là: Đối với hàng nhập khẩu bắt buộc ghi nhãn đầy đủ, tăng mức xử phạt để răn đe; quy định ghi nhãn đối với hàng xuất khẩu...

很赞哦!(56)