【ket qua u23 han quoc】Chống chuyển giá không thể chỉ dựa vào kiểm soát về thuế
Đây là quan điểm được đại biểu Quốc hội,ốngchuyểngiákhôngthểchỉdựavàokiểmsoátvềthuếket qua u23 han quoc PGS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về tình trạng chuyển giá trong doanh nghiệp (DN) FDI (có vốn đầu tư nước ngoài).
* PV: Tình trạng chuyển giá trong các DN, đặc biệt là DN FDI gần đây được nhắc đến nhiều và được cho là khá nghiêm trọng, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- Đại biểu Hoàng Văn Cường:Bên cạnh những kết quả tích cực, thực trạng bức xúc nhất trong thu hút FDI thời gian qua là DN báo lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách rất thấp. Đó là dấu hiệu điển hình của việc chuyển giá. Điều này đã tạo ra hình ảnh không tốt về FDI.
Đại biểu Hoàng Văn Cường |
Một cách chuyển giá điển hình nữa là thông qua trả lãi vay. Tại nhiều DN FDI, DN kê khai sử dụng vốn vay của các công ty trong tập đoàn, hoặc của công ty mẹ với chi phí vay rất cao, khiến lợi nhuận giảm nhiều. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn khá phổ biến trên thế giới.
* PV: Vậy hậu quả của tình trạng này là gì, thưa ông?
- Đại biểu Hoàng Văn Cường: Tất nhiên, hậu quả đầu tiên là chúng ta thất thu ngân sách lớn, trong khi đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, trải thảm đỏ để thu hút đầu tư. Một hậu quả nữa là gây bất bình đẳng giữa các DN, gây thiệt thòi cho các DN làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
Ngoài ra, tôi cho rằng, chính vì các yếu tố này mà thu hút FDI trong một thời gian dài không thay đổi được các chuỗi giá trị trong nước. Họ chỉ muốn dừng lại ở sản xuất bằng những công nghệ, kỹ thuật họ có chứ không muốn đầu tư kỹ thuật, công nghệ mới, cũng không muốn để DN trong nước liên kết vào. Bởi nếu DN trong nước liên kết vào thì họ khó thực hiện được hành vi chuyển giá. Do đó, họ chỉ muốn liên kết, khép kín với nhau.
* PV: Trước thực trạng tồn tại đã lâu nay, hệ thống chính sách pháp luật của chúng ta để kiểm soát chuyển giá đã đảm bảo chưa, thưa ông?
- Đại biểu Hoàng Văn Cường:Về pháp luật, thực tế chúng ta còn nhiều lỗ hổng. Chẳng hạn chúng ta chưa có quy định kịp thời về công nghệ đưa vào, định giá công nghệ… mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhà đầu tư. Nhà đầu tư nói đăng ký vốn bao nhiêu, giải ngân bao nhiêu thì chúng ta tính vậy, không có sự thẩm định, đánh giá xem có chính xác không.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có hệ thống liên kết quốc tế để kiểm soát giá trị các linh kiện nhập khẩu. Phần lớn các DN FDI sử dụng linh kiện bên ngoài nhập vào, không phải nội địa hóa. Nếu có hệ thống thông tin, có các ký kết thỏa thuận quốc tế thì mới kiểm soát được giá các vật tư, thiết bị nguyên liệu đầu vào.
Gần đây, chúng ta có Nghị định 20 về quản lý thuế với DN có giao dịch liên kết, đã bước đầu hạn chế được việc kê lãi vay cao trong DN FDI. Tuy nhiên, nghị định này cũng vướng ở việc hòa đồng cả DN trong nước và DN FDI.
Về mặt chính sách pháp luật là vậy. Mặt khác, tôi cũng cho rằng có trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát trong tăng cường các giải pháp, làm rõ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ. Chẳng hạn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan kiểm soát về đầu tư thì phải có trách nhiệm kiểm soát giai đoạn đầu tư xem có đúng trong định hướng về ưu đãi, đúng giá trị đầu tư kê khai không? Hay cơ quan thuế phải xác định rõ xem đã truy đến cùng về chi phí hợp lý hay chưa?
* PV: Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định liên quan đến giao dịch liên kết, trách nhiệm đồng bộ của các cơ quan trong quản lý thuế, trong đó có việc chống chuyển giá. Theo ông, điều này đã đủ hay chưa ?
- Đại biểu Hoàng Văn Cường:Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã đặt ra một số vấn đề về các yếu tố kiểm soát chuyển giá. Chẳng hạn đã giải thích thế nào là giao dịch liên kết, công ty mẹ… để làm căn cứ xác định giá giao dịch, gắn với giá thị trường. Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung trách nhiệm của các cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kiểm soát giá trị đầu tư. Tôi đánh giá đây là những bước tiến tích cực.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Luật Quản lý thuế thì chưa đủ. Như tôi đã nói, chuyển giá có thể thông qua nhiều hình thức, không chỉ dừng lại ở tính thuế. Chẳng hạn thông qua việc sử dụng chuyên gia, lao động nước ngoài với mức lương cao, thì không phải liên quan ngay đến thuế.
Ở đây có trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về nguyên tắc sử dụng chuyên gia, con người. Cùng với đó là phải có quy định đồng bộ về định giá DN, định giá công nghệ; hay các yếu tố liên quan đến ngoại giao, cung cấp thông tin quốc tế, thỏa ước quốc tế, qua đó liên thông để kiểm soát từ cả trong và ngoài nước.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (thực hiện)