Đồ thờ trên thị trường đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Ảnh: ĐH. |
Cửa hàng luôn tấp nập
Đầu Xuân là dịp để người dân lễ chùa cầu may mắn,ôiđộngthịtrườngđồthờcúngđầuXuâlich thi dau ha lan sức khỏe cho gia đình và đây là dịp để phát tâm công đức hiện vật vào những nơi thờ tự linh thiêng như: Đình, chùa, đền thờ, miếu, điện thờ, nhà thờ tổ, từ đường… Do vậy, những sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ truyền thống công đức gồm những vật dụng như: Chuông đồng, chiêng đồng, hạc đồng, lọ hoa, bát nhang... được người dân mua nhiều.
Những ngày này cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng Bồ Đề (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) luôn tấp nập khách đến mua hàng. Chủ cửa hàng chia sẻ: “Đầu năm cũng có nhiều gia đình dọn về nhà mới nên lượng khách mua đồ thờ cúng tăng khá mạnh. Hơn nữa, thời điểm này cũng có nhiều lễ hội nên những người dân có điều kiện kinh tế cũng thường mua một đồ vật nào đó để cung tiến vào đình, chùa... để cầu mong một năm bình an, may mắn. Do đó, nhiều mặt hàng như tượng phật, mõ, hạc đồng, chuông đồng… cũng bán chạy hơn”.
Không chỉ các cửa hàng kinh doanh đắt hàng, mà ngay từ ngày mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) nhiều cơ sở đồ gồ mỹ nghệ ở làng Dư Dụ (Thanh Oai – Hà Nội) đã bán những đơn hàng đầu tiên trong năm. Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất ở làng Dư Dụ, nhiều khách hàng đã đặt mua pho tượng phật từ cuối năm để đầu năm đến nhận hàng cung tiến vào các đình, chùa. “Vào tháng Giêng là thời điểm khách hàng mua các mặt hàng thờ cúng để cung tiến vào đình, chùa nên các mặt hàng bán ra chủ yếu là các pho tượng Phật, lọ lục bình, lư hương, hoành phi…”, chủ cơ sở sản xuất Nam Phương cho biết.
Vợ chồng anh Lê Đông Minh (Đống Đa – Hà Nội) vừa sinh thêm con nên gia đình đã quyết định mua một bộ lư hương 3 chiếc, một bộ chiêng để cung tiến vào nhà thờ họ. Anh Minh chia sẻ: “Nhân dịp vào họ cho cháu, gia đình cũng muốn mua một lễ vật để cung tiến vào nhà thờ họ”.
Một bộ đồ thờ bằng đồng như thế này có giá khoảng 20 triệu đồng. Ảnh: ĐH. |
Đa dạng chất liệu, phong phú giá cả
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay trên thị trường có nhiều mặt hàng đồ thờ cúng được sản xuất tại các làng nghề của Hà Nội như: Ngũ Xã (Tây Hồ), Sơn Đồng (Hoài Đức), Dư Dụ (Thanh Oai) Bát Tràng (Gia Lâm)… Nguyên liệu để làm các đồ thờ cúng chủ yếu là bằng các loại gỗ mít, gỗ trắc, gỗ hương, đồng và gốm. Không chỉ có vậy, trên thị trường còn có nhiều mặt hàng thờ cúng mạ vàng 24k, 18k hoặc tráng các loại men cổ, sơn son thếp vàng…
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng còn nhập nhiều các mặt hàng từ Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan… Tuy nhiên, những loại đồ thờ được nhập khẩu từ những nước kể trên thường sặc sỡ hơn những mặt hàng sản xuất trong nước.
Giá của các mặt hàng thờ cúng cũng phụ thuộc vào nguyên liệu, nơi sản xuất và kích cỡ. Đơn cử, giá một bộ đèn thờ được nhập ở Trung Quốc có giá từ 30.000 đồng đến 300.000 đồng; một bộ đồ thờ bằng đồng bao gồm: Bát hương, mâm bồng, đỉnh đồng, đôi hạc, hai bình hoa sen có giá từ 20.000 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tùy thuộc vào kích cỡ.
Đối với các loại đồ thờ được sản xuất ở làng nghề Bát Tràng được tráng mẹn rạn và dát vàng giá cao ngất ngưởng. Cụ thể: Bộ đồ thờ dát vàng men rạn Bảo an có giá từ 300-400 triệu đồng, tùy loại. Bộ đồ thờ Phúc Lộc dát vàng có giá từ 500 – 600 triệu đồng/tùy loại. Những sản phẩm riêng lẻ được dát vàng 18k cũng có giá khá cao, như: Bát hương phi có giá từ 3 – 10 triệu đồng; Lọ lộc bình có giá từ 3-70 triệu đồng, tùy loại, bộ ấm chén có giá khoảng 3 triệu đồng, mâm bồng có giá từ 2-4 triệu đồng…
Đối với các loại lư đồng, đa số do những làng nghề đúc đồng trong nước sản xuất. Theo đó, một bộ lư đồng cùng với chân nến và đôi hạc đồng loại lớn có giá tới cả chục triệu đồng. Trong khi các lư đốt trầm loại nhỏ, giá 110-165.000 đồng/chiếc, loại lớn giá từ 600.000-3,5 triệu đồng/bộ, bộ chân nến giá 65.000-90.000 đồng/cặp. Một bộ đỉnh đồng giá từ 300.000 đồng đến trên 1 triệu đồng, tùy cỡ lớn nhỏ.
Nhìn chung các mặt hàng thờ đang được bán trên thị trường khá đa dạng, phong phú, do đó người dân có thể căn cứ vào điều kiện kinh tế, mục đích sử dụng để lựa chọn những sản phẩm phù hợp.