Việc thu gom và quản lý rác thải nhựa đại dương tại các khu bảo tồn biển là những hoạt động nhằm góp phần đẩy lùi ô nhiễm rác thải nhựa.
Thu gom rác thải nhựa đại dương tồn đọng
Theàquảnlýrácthảinhựađạidươkết quả bóng đá ả rậpo báo cáo kết quả chương trình giám sát và đánh giá rác thải nhựa (RTN) trên bãi biển và rạn san hô giai đoạn 2019-2021, rác thải nhựa trên các rạn san hô được khảo sát chiếm trung bình 70% về số lượng và 50% về khối lượng, các loại rác thải khác như kim loại, thủy tinh, cao su, gỗ/giấy, vải và rác thải khác có số lượng không đáng kể.
Rác nhựa có nguồn từ hoạt động khai thác thủy sản (lưới, dây câu, dây thừng) chiếm trung bình 51,7% về số lượng và 73,3% về khối lượng. Do đó, công tác thu gom rác nhựa đại dương tồn đọng trên các rạn san hô trong khu bảo tồn biển là hoạt động cần được ưu tiên để giảm thiểu tác động của RTN đến các hệ sinh thái quan trọng trong khu bảo tồn biển.
Xác định hoạt động thu gom RTN là cần thiết, góp phần làm sạch và bảo vệ các hệ sinh thái trong khu bảo tồn biển, đặc biệt là các rạn san hô, từ năm 2020 đến nay, Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” đã hỗ trợ các Ban quản lý Vườn quốc gia Phú Quốc, Côn Đảo, và Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm tăng cường hoạt động làm sạch rạn san hô với tần suất 2 đợt mỗi năm thông qua việc cung cấp các trang thiết bị lặn cần thiết cũng như kinh phí thực hiện các đợt dọn vệ sinh. Đến nay, tổng lượng RTN được thu gom từ các rạn san hô của ba khu bảo tồn biển là 5,5 tấn, tương đương với 61m3.
Bên cạnh việc hỗ trợ chương trình thu gom RTN dưới nước, Hợp phần Thủy sản và Khu Bảo tồn biển của Dự án cũng ưu tiên hỗ trợ các hoạt động thu gom RTN tồn đọng trên các bãi biển hoặc trong môi trường sông suối, kênh rạch và các khu dân cư ven biển nhằm ngăn chặn RTN bị phát tán ra biển, gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái của khu bảo tồn biển. Hoạt động này được Dự án triển khai thông qua việc phối hợp và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chính quyền địa phương của thành phố/huyện/xã với mục tiêu chung là từ năm 2021, hỗ trợ thu gom và xử lý đúng cách ít nhất 2.000m3 rác nhựa mỗi năm trong 3 khu bảo tồn biển.
Kết quả thực hiện năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến các hoạt động dọn dẹp cộng đồng bị giới hạn, nên Dự án cùng với ba địa phương chỉ thu gom được 281,3m3 (đạt 14%). Qua năm 2022, tổng khối lượng RTN được thu gom ở đảo tính đến cuối tháng 10 đã đạt 1.663m3 (đạt 83% so với mục tiêu). Dự kiến đến cuối tháng 12 năm 2022, Dự án sẽ hoàn thành mục tiêu thu gom và xử lý đúng cách 2.000m3 RTN ở ba khu bảo tồn biển.
Quản lý hiệu quả nhằm giảm thiểu rác thải nhựa
Để cải thiện hiệu quả quản lý rác thải nhựa tại ba khu bảo tồn biển, Dự án vận động chính quyền địa phương của 3 đảo Phú Quốc, Côn Đảo và Cù Lao Chàm áp dụng khung chiến lược chung của Chương trình “Đô thị Giảm nhựa”.
Đến nay, Phú Quốc và Côn Đảo là hai địa phương đã ký cam kết tham gia chương trình với tiến độ thực hiện các nội dung cam kết chính như sau: Tiến hành đánh giá cơ bản về dòng chất thải nhựa trong thành phố để xác định tỷ lệ rác thải chưa được quản lý chặt chẽ ở thời điểm hiện tại và các ưu tiên can thiệp. Xây dựng kế hoạch hành động của thành phố với các mục tiêu, tiến độ rõ ràng, đảm bảo nội dung hoạt động phù hợp với các ưu tiên được xác định trong đánh giá cơ sở, cũng như phân bổ nguồn lực đầy đủ để thực hiện các hoạt động nói trên. Triển khai thí điểm các giải pháp chống ô nhiễm nhựa, với mục tiêu giảm 30% rác nhựa thất thoát ra môi trường tại khu vực thí điểm và giảm 30% ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn thành phố vào năm 2025. Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch hành động của thành phố hàng năm. Chỉ định cán bộ đầu mối phụ trách chương trình Đô thị Giảm nhựa tại thành phố để phối hợp cùng đội ngũ cán bộ WWF, cũng như báo cáo hàng năm tiến độ thực hiện kế hoạch hành động của thành phố và các cam kết trong văn bản này.
Cù Lao Chàm mặc dù không thực hiện ký cam kết Đô thị Giảm nhựa do quy mô quản lý nhỏ (cấp xã), nhưng chính quyền địa phương và BQL KBTB Cù Lao Chàm vẫn xác định phương hướng và kế hoạch hằng năm để xây dựng Cù Lao Chàm trở thành “Hòn đảo không rác thải”.