Bắt đầu từ ngày 1/7,ỗilohànghóatănggiátheolươkết qua v league lương sẽ được điều chỉnh tăng thêm từ mức 1.050 triệu đồng/tháng lên mức 1.150 triệu đồng/tháng. Mức tăng lương này chỉ áp dụng cho khối hành chính, sự nghiệp và được Bộ Nội vụ cho là đã tăng 9,5%.
Giá nhiều loại thực phẩm đã nhích nhẹ. Ảnh: N. M |
Dù mức tăng lương lần này được cho là chậm nhưng nhiều công nhân viên chức trong các cơ quan hành chính nói rằng, "có còn hơn không" và trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, đó là điều chia sẻ ý nghĩa nhất của cơ quan chức năng nhà nước với người lao động.
Tuy nhiên, vui thì ít, lo thì nhiều đó là cảm nghĩ của nhiều người lao động. Chị Lê Thương Huyền ở Tôn Đức Thắng - Đống Đa (Hà Nội). Chị nói, tăng được thêm 300 ngàn đồng/tháng nhờ dịp này tăng lương nhưng xăng dầu, gas, cước vận tải, nhiều loại thực phẩm khác cũng nhíc tăng thì việc tăng lương cũng không có nhiều ý nghĩa.
"Nếu như các hàng hóa khác không tăng giá thì việc tăng lương lần này sẽ có ý nghĩa lớn đối với người lao động thu nhập thấp. Nhà nước dù đã chia xẻ với người lao động trong lúc khó khăn này nhưng để nhiều hàng hóa tăng giá quá lại là điều người tiêu dùng thất vọng. 1kg bí xanh mua tại chợ Cầu Mới chỉ giá 6 ngàn đồng hôm trước 25/6 nhưng đến nay giá tăng lên 8 ngàn đồng. Các loại rau củ quả khác như: Bí đao, rau muống, rau cải, khoai tây... đã tăng giá từ 1000 - 2000 đồng/kg ", chị Huyền cho biết.
Anh Nguyễn Văn Nam ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho rằng, điện đang đòi tăng giá, các mặt hàng khác như gas, xăng, cước vận tải cũng đã tăng rồi, tăng lương chắc chỉ đủ bù vào phần giá các hàng hóa đã tăng trước đó.
"Trước đây, thường lương tăng rồi giá các hàng hóa mới tăng nhưng gần đây giá nhiều hàng hóa tăng rồi lương mới tăng", anh Nam nói.
Thịt lợn tại các chợ ở Hà Nội giá tăng không đáng kể. Ảnh: N. M |
Theo một cán bộ lãnh đạo của Viện Khoa học lao động và xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thông thường, những hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, gas, cước vận tải, điện tăng giá sẽ làm cho nhiều hàng hóa khác tăng giá theo. Tuy nhiên, kể cả các mặt hàng đó không tăng giá nhưng lương tăng, chưa cần biết nhiều hay ít là nhiều hàng hóa như thực phẩm, hàng tiêu dùng sẽ tăng theo.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho biết, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị bán hàng giá ổn định hơn còn tại các chợ, điểm bán lẻ, giá đang chuẩn bị nhích lên từ 5 - 10% trong những ngày tới.
Hiện tại, giá gạo vẫn ổn định, giá rau củ quả nhích nhẹ, giá các loại thủy sản như tôm, cua, ốc, ếch, cá cũng đã có điều chỉnh nhẹ. Trong khi đó, lượng hàng hóa là các thực phẩm hàng ngày đổ về các chợ của Hà Nội như chợ Long Biên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Bưởi, Thành Công, Láng, Xuân Đỉnh, Xanh (Định Công), Cầu Mới, Nghĩa Tân, Tân Mai, Đại La... với số lượng lớn. Giá thịt lợn hơi ở mức thấp nhưng giá bán thịt tới tay người tiêu dùng vẫn cao nhưng chưa thấy điều chỉnh giá tăng theo mức lương tăng lần này. Giá các gia cầm như gà, vịt, ngan... nhích nhẹ không đáng kể.
Theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 7 sẽ ảnh hưởng nặng nề của việc tăng giá nhiều loại hàng hóa và tăng lương.
Nguyễn Nam