您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【soi kèo bóng đá real madrid】Tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng của hợp tác xã

Empire7772025-01-26 23:38:13【Cúp C1】7人已围观

简介Số lượng hợp tác xã được vay vốn rất ítTại Diễn đàn Nông dân soi kèo bóng đá real madrid

Số lượng hợp tác xã được vay vốn rất ít

Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VIII 2023,áogỡkhókhăntrongviệctiếpcậnvốntíndụngcủahợptácxãsoi kèo bóng đá real madrid ông Trần Khánh, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàngTMCP Bắc Á dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối năm 2022, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt 6.316 tỷ đồng, với gần 1.200 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã còn dư nợ. 

Ông Trần Khánh, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Bắc Á phát biểu tại diễn đàn.

Theo đó, tổng dư nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới chỉ chiếm 0,26% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tếvà 1.200 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã còn dư nợ chỉ chiếm 0,5% số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 

Nhìn vào số liệu đó, có thể thấy đây là một tỷ lệ khá thấp so với quy mô và đóng góp của loại hình kinh tế này.

Cùng với đó, theo khảo sát của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, mới chỉ có khoảng 10% số hợp tác xã được vay vốn của các Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã trung ương và địa phương; 0,5% số hợp tác xã tiếp cận được vốn vay của các tổ chức tín dụng, riêng các hợp tác xã nông nghiệp, tỷ lệ này còn thấp.

"Ngân hàng TMCP Bắc Á nhận thấy việc tiếp cận vốn của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên chưa tương xứng với quy mô và vai trò, đóng góp của hợp tác xã đối với nền kinh tế Việt Nam", ông Khánh bày tỏ.

Ông Trần Khánh cũng cho biết, theo tìm hiểu của Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng và đánh giá chung của các tổ chức thì việc tiếp cận vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên còn hạn chế so với quy mô do một số nguyên nhân: Phương án sản xuất, kinh doanh khi đề xuất vay vốn chưa mang tính khả thi; năng lực tài chính, vốn tự có, phương tiện sản xuất, cơ sở vật chất của hợp tác xã còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh hiện nay...

Tháo gỡ khó khăn 

Theo ông Lê Hồng Phúc, Phó tổng giám đốc Agribank, Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như Ngân hàng Nhà nước đang có những chính sách "rất mở" giao cho các ngân hàng thương mại để quyết định mức độ không đảm bảo tài sản đối với khoản vay của các tổ chức, hợp tác xã.

Mặc dù đã có cơ chế nhưng hiện nay kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa phát triển được. Các ngân hàng thương mại thì ban hành nhiều gói vay, chủ yếu gói cho vay kích thích doanh nghiệp lãi suất rất thấp nhưng không có gói nào cho vay hợp tác xã.

"Chúng tôi đã có nhiều phương án nhưng cũng thấy khó khăn. Về phía các hợp tác xã, đầu tiên vốn tự có chưa đáp ứng, nếu vay của dự ántrung hạn phải đến 25% vốn tự có (vay 100 tỷ đồng thì phải có 25 tỷ đồng đối ứng).

Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo tài chính minh bạch, bài bản, thẩm định cũng chưa hoàn thiện; tài sản cũng là vấn đề. Nhiều hợp tác xã có nhà lưới, nhà xưởng nhưng tài sản đó đi đồng bộ với giấy tờ đất, kể cả đất thuê bị thế chấp chưa đảm bảo tính pháp luật", ông Phúc nêu rõ.

Đồng thời, Phó tổng giám đốc Agribank cũng đề cập tới góc độ tính trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp, hợp tác xã chưa cao, chưa chặt chẽ. Với Agribank, số lượng hợp tác xã dư nợ quá hạn do những năm trước còn cao, ảnh hưởng tới cho vay.

"Thời gian tới, hy vọng Chính phủ, các cấp, các ngành có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ hợp tác xã phát triển hơn. Bên cạnh đó, bản thân hợp tác xã phải tháo gỡ những hạn chế, từ đó chúng tôi mới có cơ hội mang tín dụng đến với các hợp tác xã", ông Phúc nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phan Văn Thủ, hợp tác xã Dịch vụ thương mại nông nghiệp Cây Trôm (Long An) cho biết: “Một trong những hạn chế lớn nhất của hợp tác xã là đang khó tiếp cận vốn vay của các ngân hàng do hợp tác xã không có tài sản chung, tài sản không chia của hợp tác xã”.

Ông Phan Văn Thủ, hợp tác xã Dịch vụ thương mại nông nghiệp Cây Trôm (Long An) chia sẻ những khó khăn của hợp tác xã.

Ngoài ra, các hợp tác xã chủ yếu được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ phát triển hợp tác xã, chủ yếu từ liên minh hợp tác xã nhưng số vốn vay tối đa chỉ được 1 tỷ đồng/hợp tác xã như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

Ông Phan Văn Thủ mong muốn được các cấp ngành, các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã có thể được tín chấp bằng các dự án hoặc tài sản sẵn có, thay vì phải tín chấp bằng tài sản cá nhân, đáp ứng nhu cầu vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã.

Về vấn đề tín dụng, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế khẳng định, nguồn vốn ngân hàng rất quan trọng cho phát triển hợp tác xã. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm đến tiếp cận tín dụng của các hợp tác xã và có nhiều chỉ đạo yêu cầu các tổ chức tín dụng thu thập thông tin đánh giá tín nhiệm khách hàng, làm sao nâng cao hiệu quả thẩm định, tăng khả năng cho vay không bảo đảm tài sản, tăng cho vay với khách hàng là các hợp tác xã.

“Nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho hợp tác xã, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế, trong đó có hợp tác xã.”, bà Hà Thu Giang nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn, tập trung tín dụng cho các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, các mô hình hợp tác xã kiểu mới làm ăn có hiệu quả...
Các tổ chức tín dụng thường xuyên nghiên cứu phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng; rà soát, cải tiến, đổi mới quy trình, thủ tục, điều kiện cấp tín dụng phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hoạt động của hợp tác xã để từng bước mở rộng và tăng cường hỗ trợ vốn, cũng như khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các loại hình kinh tế tập thể...

很赞哦!(861)