Một nửa dân số Syria cần hỗ trợ khẩn cấp
Một nửa dân số,ácquốcgiacầnhỗtrợnhânđạokhẩncấbảng xếp hạng iran trên 40% người dân Syria tương đương với khoảng 9,3 triệu người đang cần sự hỗ trợ khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế.
Trại tị nạn của người dân Syria tại Lebanon
Kể từ khi xung đột nổ ra cách đây 3 năm, có ít nhất 6,5 triệu người Syria đã phải đi lánh nạn tại Jordan và một số quốc gia láng giềng khác. Xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người và hàng nghìn người khác bị thương.
Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi "Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp các nguồn kinh phí cần thiết cho các hoạt động tại Syria và các quốc gia tiếp nhận những người đã bỏ chạy khỏi nước này".
Cao ủy Liên Hợp Quốc (LHQ) về quyền con người, bà Navi Pillay cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho việc "chấm dứt ngay lập tức một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo và quyền con người bi thảm nhất trong thời đại chúng ta” đồng thời yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ đưa cuộc khủng hoảng Syria ra Tòa án Hình sự Quốc tế.
Hiện có đến 80% người tị nạn Syria tại Jordan, họ đang phải sống bên ngoài các trại tị nạn và sống rải rác tại các khu đô thị trên khắp cả nước, điều kiện sống vô cùng khó khăn.
Tình hình tồi tệ tại Nam Sudan
LHQ đã lên tiếng cảnh báo rằng, nếu Cộng hòa Nam Sudan không nhận được thêm viện trợ, nạn đói sẽ trở thành vấn nạn tồi tệ nhất nơi đây.
Ông Toby Lanzer, quan chức hỗ trợ nhân đạo cấp cao của LHQ tại Nam Sudan đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ người dân Nam Sudan, trước khi tình hình trở nên tồi tệ.
Người tị nạn bên trong nhà kho của Liên Hiệp Quốc ở ngoại ô thủ đô Juba
Trong bối cảnh hiện tại ở Nam Sudan, nơi có khoảng gần 900.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và 3,7 triệu người phải đối mặt với nguy cơ cao của vấn đề an ninh lương thực, tình trạng di chuyển qua biên giới được dự báo sẽ còn tăng cao.
Ông Toby Lanzer cho biết thêm, hiện tại có 3,7 triệu người có nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng này nhưng chỉ 2 tháng nữa thôi con số dự kiến sẽ là 7 triệu người.
Giao tranh tại Nam Sudan bùng phát từ ngày 15/12/2013 giữa những người ủng hộ Tổng thống Salva Kiir và những người trung thành với Phó Tổng thống Riek Machar, sau đó lan rộng ra nhiều khu vực của nước này khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Mạng sống của họ đang bị đe dọa.
Tình hình nghiêm trọng tại Somalia
Bên cạnh Syria và Nam Sudan cần sự hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế, Somalia cũng rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực. LHQ đã cảnh báo tình hình nhân đạo tại quốc gia châu Phi này là cực kỳ nghiêm trọng.
Người tị nạn Somalia
Các báo cáo mới đây của chương trình lương thực thế giới cho thấy, 857.000 người tại Somalia đang ở trong tình trạng nghiêm trọng và cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. 75% trong số này đã phải rời bỏ nhà cửa do xung đột, mất an ninh và thiếu lương thực.
Vì thiếu lương thực dẫn đến số trẻ em ở Somalia bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, với 50.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng đang bên bờ vực của cái chết. Văn phòng điều phối nhân đạo LHQ cho biết, cứ 10 trẻ em ở Somalia thì có 1 em tử vong trong năm đầu đời và cứ 12 phụ nữ thì có 1 người tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến sinh nở.
Hàng triệu người dân Somalia hiện đang phải đối mặt với các nguy cơ bùng phát dịch bệnh do các điều kiện về vệ sinh, y tế, nguồn nước,… còn yếu kém.
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi quốc tế đóng góp 933 triệu USD trong năm 2014 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Somalia - một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất và phức tạp nhất thế giới.
Vân Anh(th)
Cây trồng biến đổi gen - “Chìa khóa” đảm bảo an ninh lương thực