Ngày 23/1,ếptụctheodõisátbiếnđộngcungcầuvàgiácảhànghóasautếporto – vizela Bộ Tài chính đã có văn bản số 11/BC-BTC gửi Văn phòng Chính phủ Báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trước và trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 (Từ ngày 20/01/2023 đến ngày 23/01/2023).
Người dân lựa chọn cá và các loại hải sản để được ăn thực phẩm tươi sống, nên giá tăng nhẹ (Ảnh: Kim Dung)
Qua theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả thị trường tại các địa phương cho thấy, về cơ bản diễn biến giá cả thị trường tháng 1 và trong những ngày Tết không có biến động bất thường, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới.
Nhìn chung giá cả thị trường Tết tại các địa phương có tăng giảm đan xen, nhưng không có đột biến, sốt giá và vẫn theo quy luật vào các ngày mùng 1, mùng 2 Tết, đó là thị trường vẫn chưa sôi động, giá cả cơ bản ổn định so với trước Tết.
Tại báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã kiến nghị một số biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá sau Tết và cả năm 2023. Cụ thể, đối với kiến nghị trong ngày mùng 3 Tết, Bộ Tài chính nhận định: “Từ ngày mùng 3 Tết như mọi năm thị trường sẽ dần sôi động hơn do người dân bắt đầu các hoạt động đi chơi ngày Tết, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến”./.