VHO - Chiều qua 18.6,ẩnbịcôngphucầnthiếtphảibanhàttbd keo nha cai ngay sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận ở Tổ về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Góp ý cho Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều đại biểu đều thống nhất với sự cần thiết phải ban hành luật như Tờ trình của Chính phủ.
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, ông đồng ý với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Di sản văn hóa như Tờ trình của Chính phủ nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc do luật hiện hành quy định.
Đại biểu Trần Văn Tiến cũng góp ý nhiều nội dung của dự thảo luật, trong đó lưu ý chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa quy định tại Điều 7 của dự thảo luật, đại biểu cho biết, các chính sách nhà nước về di sản văn hóa thì rất nhiều, nhưng chính sách nhà nước về di sản văn hóa vật thể lại còn hạn chế. Dự thảo luật đề cập chính sách đối với di tích quốc gia đặc biệt, di tích xuống cấp nghiêm trọng; bảo vật quốc gia, đối với di tích lịch sử, văn hóa quốc gia, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật được quy định tại khoản 2 Điều 3 thì Nhà nước lại thiếu chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Từ đó, đại biểu Tiến đề nghị Nhà nước cần có chính sách để bảo tồn, phát huy đối với những loại hình di sản này.
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai) đề cập đến việc đầu tư, khai thác phát huy giá trị của di tích. Đại biểu Sùng A Lềnh nêu thực tế, hiện nay nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng trong khi đó nhiều địa phương lại không đủ nguồn lực để đầu tư tu bổ, tôn tạo, khai thác đón khách du lịch, vả lại ngân sách dành cho tu bổ của Trung ương cũng còn rất hạn chế, dẫn đến nhiều di tích loại hình danh lam thắng cảnh bị xuống cấp, thậm chí bị lãng quên, ít được quan tâm như loại hình danh thắng hang động, núi, thác nước… Do đó cần nghiên cứu bổ sung thêm điều khoản về cơ chế đầu tư để nhà nước và doanh nghiệp, cá nhân cùng góp nguồn lực tu bổ và khai thác hiệu quả di tích. Cũng có thể nghiên cứu, xem xét một số di tích giao cho doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư quản lý và khai thác theo quy định của Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và các luật khác như Luật Đầu tư…, nhằm khai thác hiệu quả hơn đối với di tích sau khi xếp hạng. “Do đó, tôi tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổsung thêm điều khoản quy định về đầu tư, khai thác phát huy giá trị của di tích”, đại biểu Sùng A Lềnh nêu.
Tập trung vào 3 nhóm chính sách
Trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp của Quốc hội vào chiều 18.6, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo luật gồm 9 Chương, 102 Điều, tăng 2 Chương, 29 Điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành. Về nội dung cơ bản và những điểm mới của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ trưởng thông tin, trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tập trung vào 3 nhóm chính sách đã được Chính phủ và Quốc hội thông qua tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật.
Trong đó hoàn thiện các quy định chính sách của Nhà nước về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa, vấn đề về sở hữu và quyền sở hữu, quyền liên quan đối với di sản văn hóa, quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, bảo tàng, về trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương. “Về bảo đảm tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật, xác định đây là bộ luật có phạm vi tác động lớn, liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực, Bộ VHTTDL đã chủ động rà soát, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, làm rõ và khắc phục những chồng chéo giữa văn bản pháp luật về di sản văn hóa với các luật khác”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết.