您现在的位置是:Empire777 > Nhà cái uy tín

【ket qua bd phap】Hàng giả, hàng nhái còn đất sống trên sàn TMĐT

Empire7772025-01-26 23:43:51【Nhà cái uy tín】2人已围观

简介Cục Thuế TPHCM phát hiện gần 4.500 trường hợp bán hàng TMĐT vi phạm Thách thức chống hàng giả, hàng ket qua bd phap

Cục Thuế TPHCM phát hiện gần 4.500 trường hợp bán hàng TMĐT vi phạm Thách thức chống hàng giả,ànggiảhàngnháicònđấtsốngtrênsànTMĐket qua bd phap hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử
Hàng giả, hàng nhái còn đất sống trên sàn TMĐT
Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chia sẻ về thực trạng hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử.

Hàng giả, hàng nhái tăng

Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam có chỉ số tăng trưởng TMĐT ấn tượng, đây là một dấu ấn của nền kinh tế số, dấu ấn được thể hiện khi quy mô thị trường TMĐT bán lẻ năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Có khoảng 57 - 60 triệu người Việt mua sắm trực tuyến với giá trị 260 - 285 USD/năm/người trong năm 2022.

Thông qua các tổ chức uy tín đánh giá; Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.

Qua các số liệu trên cho thấy, TMĐT đang trở thành thị trường mua bán hàng hóa lớn tại Việt Nam và có dư địa phát triển mạnh trong thời gian tới. Dự báo đến năm 2025 theo Báo cáo kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á của Google TMĐT Việt Nam sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD.

TMĐT Việt Nam hiện nay có hàng trăm sàn hoạt động dưới hình thức website kinh doanh TMĐT. Ngoài ra hoạt động TMĐT được thực hiện trên các nền tảng xã hội khác như tiktok, zalo, facebook, intagram (đa dạng hình thức bán hàng)

Bên cạnh sự phát triển tích cực của TMĐT, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên các sàn TMĐT, các trang mạng xã hội là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách, có thể rất đơn giản khi tìm kiếm mua những mặt hàng này trên các sàn TMĐT.

Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, trong những tháng đầu năm 2023, vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu, không hóa đơn, chứng từ vẫn còn diễn ra.

Năm 2022, các bộ, ngành, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý 139.758 vụ việc vi phạm (tăng 1,17% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, các đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ 3.692 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (tăng 56,51% so với cùng kỳ năm 2021).

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 66.049 vụ việc vi phạm (tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, phát hiện, bắt giữ 2.219 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (giảm 9,72% so với cùng kỳ); 61.057 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 20,55% so với cùng kỳ); 2.773 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ (tăng 174,01% so với cùng kỳ); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 6.560,609 tỷ đồng (tăng 76,23% so với cùng kỳ); khởi tố hình sự 1.166 vụ/1.610 đối tượng.

Các lực lượng chức năng đã tích cực, chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đúng theo thẩm quyền của từng đơn vị, lực lượng chức năng góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm an ninh trật tự và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Công tác phối hợp, trao đổi thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các lực lượng chức năng, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương được phát huy cao; nhiều vụ việc vi phạm lớn đã được phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; các điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giảm; công tác thông tin, tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng hiệu quả, lan tỏa rộng rãi.

Tuy nhiên, kết quả này chưa phản ánh hết được tình hình thực tế; tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ… trên nền tảng TMĐT còn tiềm ẩn phức tạp.

Chặn hàng giả "vào" sàn TMĐT

Hàng giả nhãn hiệu do Cục Hải quan TPHCM phát hiện. 	Ảnh: T.H
Hàng giả nhãn hiệu do Cục Hải quan TPHCM phát hiện. Ảnh: T.H

Tội phạm, vi phạm pháp luật về buôn lậu lợi dụng hoạt động thương mại điện tử sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng thông qua các website, ứng dụng trên các thiết bị di động có tính ẩn danh cao, sử dụng tài khoản ảo, sim rác, hệ thống máy chủ đặt ở nước ngoài; thông qua các công ty chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm dưới hình thức quà biếu, quà tặng... gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong đấu tranh, xử lý.

Bên cạnh đó, sàn TMĐT chưa chặt chẽ ở khâu kiểm soát, xác minh hàng hóa, nên đã tạo kẽ hở cho hàng giả, hàng nhái “vào” sàn buôn bán.

Chính sách và hành lang pháp lý hiện vẫn còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý TMĐT

Theo nhận định của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, dự báo thời gian tới việc ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong kinh doanh là xu hướng tất yếu và ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, Các đối tượng sẽ lợi dụng các nền tảng, ứng dụng thực hành vi buôn lậu, gian lận thương mại với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, phức tạp hơn.

Từ thực tế trên, để thực hiện hiệu quả TMĐT, cần những giải pháp đồng bộ từ cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Đối với các cơ quan chức năng, triển khai hiệu quả Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 23/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025;

Tiếp tực thực hiện Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ trong kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước, Tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tham gia chống vi phạm gian lận thươg mại trong hoạt động TMĐT.

Đối với người dân và doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan chức năng để chia sẻ thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải Bảo vệ thương hiệu bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình, sử dụng công nghệ chống giả, truy xuất nguồn gốc hàng hoá trên bao bì giúp người tiêu dùng dễ dàng xác minh sản phẩm chính hãng. Đồng thời đưa ra các giải pháp về giá thành, chất lượng để cạnh tranh.

很赞哦!(6675)