Nhiều người dân ở ấp Láng Hầm A,đạotừthiệnhận định kèo bayern munich thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, đã tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện và thành lập mô hình “Xóm nhân đạo, từ thiện”.
Hai đứa cháu nội của bà Cơ gửi tiền cho bà để tham gia chương trình “Cảm thông và chia sẻ” sắp tới.
Sắp đến ngày diễn ra chương trình “Cảm thông và chia sẻ” do Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang phối hợp thực hiện, các thành viên của mô hình “Xóm nhân đạo, từ thiện” lại cùng nhau đóng góp và chuẩn bị phương tiện để tham dự chương trình. Là thành viên của mô hình, bà Nguyễn Thị Ngọc Cơ, ở ấp Láng Hầm A, chia sẻ: “Tháng này, tôi có công việc bận nên không đi chương trình “Cảm thông và chia sẻ” được, do đó, sáng nay, tôi đã gửi 440.000 đồng cho anh chủ nhiệm rồi. Đó là số tiền đóng góp của tôi, con và cháu nội. Cũng từng trải qua cảnh nghèo, nên tôi hiểu được cuộc sống vất vả của những mảnh đời khốn khó. Vì vậy, tôi luôn sẵn lòng tham gia các hoạt động nhân đạo”. Không chỉ có bà Cơ mà người con gái, con dâu ở cùng bà, đặc biệt hai đứa cháu nội cũng tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Theo lời bà Cơ, khi nghe bà nói về các hoạt động từ thiện nhân đạo hay những hoàn cảnh nghèo khó mà bà từng gặp gỡ, hai đứa cháu nội dù mới 9, 10 tuổi đầu cũng dành dụm tiền gửi bà để ủng hộ, giúp đỡ mọi người. Sự lan tỏa tinh thần nhân đạo trong gia đình bắt nguồn từ sự chia sẻ và cùng làm việc thiện như thế. Bà Cơ kể: “Lần đó, khi tôi chuẩn bị đi chương trình, hai đứa cháu nội tôi Huỳnh Như Ngọc (9 tuổi) và Huỳnh Hoàng Quý (10 tuổi) liền nói: ‘Nội ơi con có 20.000 đồng, nội cho con gửi đi chương trình được không?’. Nghe những lời ấy, tôi ngạc nhiên và hỏi tiền đâu con có. Như Ngọc liền nói: ‘Tiền con và anh hai để dành cả tháng nay’. Cầm tiền cháu đưa, tôi rơi nước mắt, bởi cháu mình còn nhỏ tuổi mà biết làm việc thiện như vậy mừng biết bao nhiêu. Thế là hơn 1 năm nay, tháng nào hai đứa cháu nội cũng gửi tôi 20.000 đồng/cháu, để tham gia chương trình”.
Dù chưa hiểu hết ý nghĩa việc làm của mình, nhưng có thể chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những bạn học sinh nghèo, thì với Như Ngọc và Hoàng Quý đó là việc cần làm. Như Ngọc chia sẻ: “Ông bà, cha mẹ cũng thường dạy em phải biết tôn trọng, yêu thương, quan tâm mọi người. Cho nên, mỗi ngày em để dành 1.000 đồng từ 5.000 đồng được cha mẹ cho đi học, đến cuối tháng đủ 20.000 đồng, em sẽ gửi bà nội đi chương trình. Số tiền em gửi tuy không nhiều, nhưng có thể đóng góp để giúp đỡ mọi người, em thấy vui lắm!”.
Còn bà Vũ Thị Ngợi, ngụ ấp Láng Hầm A, cho biết: “Thấy mấy người trong xóm làm nhiều việc ý nghĩa, nên tôi cũng tham gia mô hình. Đến nay, cũng được mấy tháng rồi. Quanh mình còn nhiều người khó khăn, nên giúp đỡ được gì thì tôi sẵn lòng. Có nhiều thì mình giúp nhiều, ít thì giúp ít, chủ yếu là tấm lòng “thiện nguyện” hướng về những mảnh đời nghèo khó”. Ngoài thường xuyên tham gia hai chương trình “Cảm thông và chia sẻ”, “Khát vọng sống”, mỗi khi được vận động đóng góp cho Tổ cơm, cháo, nước sôi miễn phí ở địa phương, bà cũng sẵn lòng…
Và còn rất nhiều những người luôn sẵn lòng góp công sức, tiền bạc và cả tấm lòng cao thượng của mình cho những cảnh đời bất hạnh, nghèo khó ở xóm này như bà cháu bà Cơ, bà Ngợi. Từ những việc làm ý nghĩa của họ, lòng thiện được nhân rộng và lan tỏa.
Mô hình “Xóm nhân đạo, từ thiện” ấp Láng Hầm A có tiền thân là nhóm từ thiện, nhân đạo được thành lập vào năm 2016 với 3 thành viên. Qua thời gian hoạt động, bà con trong xóm thấy đây là việc làm nhân đạo, từ thiện mang lại hiệu quả thiết thực trong giúp đỡ những người nghèo khó, nên tự nguyện tham gia và số lượng ngày càng tăng lên, gần như hết cả xóm. Với hiệu quả mang lại, sang năm 2017, địa phương thành lập mô hình “Xóm nhân đạo, từ thiện”, với 19 thành viên và đây cũng là mô hình đầu tiên ở huyện Châu Thành A mang ý nghĩa nhân đạo được thành lập ở một ấp như vậy. Ông Bùi Hữu Giác, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Châu Thành A, cho biết: “Những hoạt động thiết thực trong công tác từ thiện, nhân đạo của mô hình đã góp phần làm vơi đi những khó khăn cho các đối tượng dễ bị tổn thương, những gia đình nghèo khó. Từ đó, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU