【www.bongdalu.com-soikeo】Hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không làm tăng gánh nặng ngân sách
Đây là ý kiến của ông Đoàn Hồng Quang,ỗtrợdoanhnghiệpnhưngkhônglàmtănggánhnặngngânsáwww.bongdalu.com-soikeo Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN xung quanh chủ đề những khó khăn của DN trong nước và triển vọng cho năm 2014.
* Thưa ông, năm vừa qua, khối DN FDI được đánh giá là vẫn phát triển tốt trong khi DN trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Vậy theo ông vì sao trong cùng một môi trường chung mà DN trong nước lại khó khăn như vậy?
- DN FDI có những chuỗi riêng mà DN trong nước không tiếp cận được. Họ có chuỗi giá trị riêng, có khách hàng, có thương hiệu đã được khẳng định nhiều năm. Chuỗi cung ứng đó vẫn hoạt động hiệu quả, không chỉ dựa vào nguồn tín dụng.
Trong khi đó, các DN trong nước hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào nguồn tín dụng trong nước, thị trường nội địa. Đặc biệt, DN FDI xuất khẩu nhiều, tiếp cận tín dụng ở nước ngoài, thậm chí có mức lãi suất rẻ hơn các DN trong nước vay, nên họ có lợi thế hơn.
* Có ý kiến cho rằng, chỗ dựa chính cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm tới vẫn là FDI. Ý kiến của ông thế nào?
- Thực ra, nếu nhìn từ góc độ số liệu DN mới thành lập và DN giải thể, chúng ta đã thấy những dấu hiệu ban đầu về sự phục hồi của DN trong nước. Như vậy, tôi tin rằng tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ có đóng góp nhiều hơn của DN trong nước.
Khi DN khó khăn, cần có sự phối hợp giữa DN và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, cũng phải chú ý không làm tăng gánh nặng cho ngân sách đến mức làm tăng nợ công một cách không bền vững... Ông Đoàn Hồng Quang |
* Việc tăng giá các mặt hàng như điện, xăng… theo lộ trình có thể sẽ tác động đến DN trong nước trong khi họ đang yếu. Ông đánh giá thế nào về điều này?
- Đây là lộ trình, theo đó trợ cấp của Nhà nước giảm dần, can thiệp của Nhà nước vào thị trường cũng giảm dần. Tất nhiên Nhà nước vẫn có thể trợ cấp cho một số mặt hàng thiết yếu nhưng không thể quá dài, đặc biệt là khi ngân sách khó khăn như hiện nay.
Nếu lộ trình tăng giá mang tính chất báo trước, hợp lý, rõ ràng thì DN cũng phải có kế hoạch để chuẩn bị trước, chứ DN không bị động đến mức đợi Nhà nước tăng mới có chính sách ứng phó.
* Vậy theo ông cần có những chính sách gì hỗ trợ DN trong thời gian tới?
- Về mặt hỗ trợ, DN là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế. Rõ ràng là khi DN khó khăn, cần có sự phối hợp giữa DN và Nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Tuy nhiên, cũng phải chú ý không làm tăng gánh nặng cho ngân sách đến mức làm tăng nợ công một cách không bền vững. Cần xác định hỗ trợ DN phải gắn với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và hỗ trợ có mục tiêu cho những loại hình DN sẽ thực sự mang lại năng suất và hiệu quả cho đất nước.
* Theo đánh giá của ông, tình hình kinh tế năm 2014 có khả quan hơn so với năm 2013 hay không?
- Đánh giá chung của các tổ chức là hiện nay trên cơ sở bình ổn kinh tế vĩ mô, lòng tin của DN đã được khôi phục. Những tín hiệu ban đầu, kể cả những chỉ số dẫn trước như chỉ số PMI, số liệu DN mới, số liệu DN ngừng hoạt động, đều cho thấy tín hiệu chung là năm 2014 sẽ khả quan hơn năm 2013. Tất nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là kinh tế thế giới có phục hồi hay không.
* Xin cảm ơn ông!
Dương An