【nagoya – avispa】Tiết kiệm, chống lãng phí không còn là khẩu hiệu
Tiết kiệm được hơn 13.600 tỷ đồng
Luật Thực hành TK, CLP (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-7-2014. Sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đã khẩn trương soạn thảo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật để sớm đưa Luật vào cuộc sống. Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành TK, CLP năm 2015.
Vừa qua, căn cứ báo cáo của 8 bộ quản lý ngành, 5 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 108 TĐ, TCT Nhà nước và 7 TĐ, TCT cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện tiết kiệm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm năm 2013 của các TĐ kinh tế, TCT Nhà nước.
Trong đó, tổng số tiết kiệm chi phí các TĐ, TCT đã đăng ký với Chủ sở hữu là 12.145,4 tỷ đồng, gồm: Tiết kiệm chi phí quản lý là 2.396,4 tỷ đồng; tiết kiệm các yếu tố chi phí khác (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng...) là 9.749,0 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện tiết giảm chi phí của các TĐ, TCT đã thực hiện được là 13.603,1 tỷ đồng, bằng 112% so với kế hoạch, trong đó: Tiết kiệm chi phí quản lý là 2.678,4 tỷ đồng (bằng 111,7% số đăng ký); tiết kiệm các yếu tố chi phí khác (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng...) là 10.924,7 tỷ đồng (bằng 112% số đăng ký).
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng... ) và nhiều tỉnh, thành phố đã chỉ đạo, điều hành, kịp thời hướng dẫn các DN trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐ, TCT trực thuộc.
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các bộ, địa phương đã tổ chức hướng dẫn các TĐ, TCT xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh, rà soát, điều chỉnh và đăng ký các mức tiết kiệm chi phí phù hợp với thực tế từng DN...
Các TĐ, TCT cũng đề ra nhiều biện pháp cụ thể thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, như: Tăng cường công tác dự báo tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm rút ngắn vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí tài chính; tăng cường tái cấu trúc, trong đó tập trung cải cách cơ chế quản trị DN nhằm giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất chung của DN, tiết giảm tối đa chi phí hội họp, tiếp khách, thực hiện khoán chi phí chi tiêu hành chính nên đã tiết giảm được 2.678,4 tỷ đồng chi phí quản lý.
Thực tế nhiều năm qua, các TĐ, TCT đã triển khai các biện pháp để tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tối ưu hoá các định mức kinh tế kỹ thuật. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều bộ, ngành, địa phương, giá trị tiết giảm chi phí khó có thể tăng liên tục trong nhiều năm do ảnh hưởng của yếu tố công nghệ, quy trình sản xuất, thị trường.
Vì vậy, một số trường hợp có chỉ tiêu thực hiện năm 2013 không đạt mức đã thực hiện của năm 2012, ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo DN. Bên cạnh đó, kết quả mang lại do các biện pháp tiết giảm chi phí được hoà đồng chung trong kết quả sản xuất kinh doanh của DN nên các bộ quản lý ngành và các địa phương khó tách bạch, xác định khoản lợi nhuận mang lại do thực hiện tiết giảm chi phí theo số các DN trực thuộc đã đăng ký.
Chỉ tiêu cụ thể cho năm 2015
Trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình tổng thể về TK, CLP năm 2015, Bộ Tài chính cho rằng, việc làm này là cần thiết, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2015, ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí. Chương trình tổng thể về TK, CLP năm 2015 sẽ là căn cứ để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Chương trình TK, CLP của bộ, ngành, địa phương.
Theo Bộ Tài chính, việc thực hành TK, CLP là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực để tạo chuyển biến tích cực trong chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Do đó, việc thực hành TK, CLP phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi.
Thực hiện TK, CLP trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN, theo Bộ Tài chính, năm 2015, tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để tạo nguồn cải cách tiền lương. Trong đó phấn đấu thực hiện: Tiết kiệm 12% chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào. Không bố trí chi đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia. Hạn chế tối đa các đoàn đi công tác nước ngoài bổ sung không theo dự toán từ đầu năm; chỉ tiến hành bổ sung khi có nhiệm vụ đột xuất, đặc biệt cần thiết.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư; tiến hành rà soát cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cắt giảm, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp; chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án để phấn đấu tiết kiệm từ 10%-15% tổng mức đầu tư; tập trung phấn đấu hoàn thành quyết toán 100% các dự án hoàn thành sử dụng NSNN; không tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội của địa phương; xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công, Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định; xử lý, thu hồi 100% các diện tích đất đai, mặt nước sử dụng không đúng quy định của pháp luật… Trong thành lập các quỹ tài chính có nguồn từ NSNN, phải đảm bảo 100% quỹ tài chính Nhà nước có nguồn gốc từ NSNN được thành lập, hoạt động và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật. NSNN không cấp hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách…
Thời gian qua, dư luận rộ lên nhiều ý kiến bất bình khi một số địa phương đua nhau xây dựng trụ sở hoành tráng (dù là nguồn vốn từ xã hội hóa); hay lãng phí từ những công trình xây xong không có người sử dụng; lãng phí thời gian nơi công sở… Thiết nghĩ, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn để việc thực hành TK, CLP có hiệu quả cao, cần phải thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và cần có sự tham gia quyết liệt của các cấp, các ngành, toàn thể nhân dân trong cả nước.
Phấn đấu thời gian XNK bằng mức trung bình ASEAN-6 Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động, Bộ Tài chính đưa ra phương án: Giảm ít nhất 50% số giờ nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; rút ngắn thời gian thành lập DN xuống còn tối đa là 6 ngày; rút ngắn thời gian các DN phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm); rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục phá sản DN xuống còn tối đa 30 tháng; phấn đấu thời gian XNK bằng mức trung bình của các nước ASEAN-6 (mức trung bình thời gian XK của nhóm nước ASEAN-6 là 14 ngày và thời gian NK là 13 ngày). |