Nhận định về quan hệ thương mại Việt – Mỹ trong thời gian qua,ạcquanvềquanhệthươngmạiViệt–Mỹkêt qua bong da ngoai hang anh Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, tốc độ tăng trưởng thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 8,81 tỉ USD, đến năm 2015 đạt trên 41 tỉ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 19%/năm. Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tại TP.HCM, kim ngạch thương mại hai chiều với Mỹ đã tăng từ 5 tỷ USD lên hơn 8 tỉ USD trong năm 2016.
Theo ông Trần Ngọc Châu – Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt -Mỹ tại TP.HCM, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ không chỉ là quan hệ thương mại mà còn là tương tác thương mại.
Thực tế giao thương thương mại Việt- Mỹ trong thời gian qua cho thấy không chỉ xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã có sự tăng trưởng tốt, Việt Nam cũng là thị trường phát triển nhanh nhất cho xuất khẩu của Mỹ trên thế giới. Trong đó năm 2015, xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng 24%, đạt 7,1 tỉ USD. Dự báo đến năm 2020, ngay cả không có TPP, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đạt khoảng 57 tỉ USD và xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng gấp đôi hiện nay.
"Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê cứ 1 tỉ USD trong xuất khẩu sẽ tạo ra 5.000 việc làm tại Mỹ. Như vậy, quan hệ mậu dịch Việt- Mỹ sẽ tạo ra khoảng từ 35.000 đến 40.000 việc làm với mức lương cao ở Mỹ trong 5 năm tiếp theo trong các lĩnh vực từ nông nghiệp, phần mềm, thiết bị điện tử...", ông Châu cho biết.
Cùng quan điểm như trên, ông Walter Blocker, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Vietnam Trade Alliance cho biết, người tiêu dùng Mỹ thích các sản phẩm chất lượng tốt từ Việt Nam thì người tiêu dùng Việt Nam cũng thích sử dụng các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ. Sự hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Mỹ không chỉ tăng lưu lượng hàng hóa giữa hai bên mà còn tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm, gia tăng năng suất lao động tại các doanh nghiệp.
Nhận định về TPP, ông Walter Blocker, cho rằng, TPP vẫn còn khả năng được triển khai vì chính lợi ích của Mỹ, trên thực tế chỉ có thương mại tự do là cách hiệu quả nhất giúp gia tăng sản phẩm từ thị trường Mỹ, thúc đẩy xuất khẩu sang Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Hoa Kỳ được sử dụng các sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt của Việt Nam.
Từ góc độ doanh nghiệp, tiến sĩ Lê Hoài Quốc, Giám đốc Khu công nghệ cao Sài Gòn (SHTP) cho rằng, những Công ty công nghệ của Mỹ như Intel vẫn tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam cho dù có TPP hay không. Sau tái cơ cấu của tập đoàn, Intel vẫn đang gia tăng các chủng loại cũng như sản lượng sản xuất tại khu công nghệ cao. Riêng năm 2016 giá trị xuất khẩu của Intel tăng vượt bậc đạt mức 4 tỉ USD.
Tương tự, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty tư vấn hội nhập toàn cầu khẳng định, trong 20 năm tới Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam. Trong tương lai gần, thị trường này sẽ đón nhận nhiều sản phẩm đa dạng từ Việt Nam chứ không chỉ hàng dệt may, da giày.../.