【barcelona đấu với getafe】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 6/4/2016

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàbarcelona đấu với getafeo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động trạm hải đăng trên đá Xu Bi, một trong những đảo nhân tạo họ bồi đắp trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể vào cuối ngày 5/4, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết Bộ giao thông vận tải nước này đã tổ chức “lễ khánh thành”, đánh dấu việc chính thức đi vào hoạt động của trạm hải đăng cao 55m trên đá Xu Bi.

Thời gian này Trung Quốc liên tiếp có những động thái khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng phức tạp

Thời gian này Trung Quốc liên tiếp có những động thái khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng phức tạp. Ảnh Tân Hoa Xã

Đây là công trình được Trung Quốc ngang nhiên xây dựng từ tháng 10 năm ngoái ở đá Xu Bi, ột đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo thông tin báo Tuổi Trẻ trích từ Reuters, đá Xu Bi là khu vực mà hồi tháng 10/2015, tàu khu trục USS Lassen của Mỹ đã tiến hành tuần tra trong khu vực 12 hải lý xung quanh. Động thái này đã gây phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn gọi đó là hành động “rất vô trách nhiệm”.

Trước khi Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo, đá Xu Bi là khu vực chìm dưới nước khi thủy triều dâng cao. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, các nước không được phép thiết lập khu vực giới hạn 12 hải lý xung quanh những đảo nhân tạo được xây dựng từ những bãi đã vốn chìm dưới nước trước đó.

Tuy nhiên Trung Quốc ngang ngược nói rằng phần lớn những công trình xây dựng của họ tại Biển Đông đều tuân thủ những cam kết quốc tế trong lĩnh vực an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ và nghiên cứu khoa học. Với công trình hải đăng ở đá Xu Bi, nước này cũng giữ luận điệu tương tự khi cho rằng hải đăng này sẽ giúp các hoạt động lưu thông trên Biển Đông của tàu thuyền quốc tế thuận lợi hơn.

Tháp hình bát giác phi pháp nằm ở phía Đông Bắc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam

Tháp hình bát giác phi pháp nằm ở phía Đông Bắc đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam. Ảnh CSIS

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên Zing News, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, ông Huang Hui Kang, mới đây đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc rằng tàu cá của nước này đã đi vào vùng biển Malaysia để đánh bắt. Trong tuyên bố ngày 5/4, sau khi được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Malaysia, ông Huang giải thích rằng khu vực gần cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông là ngư trường truyền thống của Trung Quốc 600 năm.

Bộ Ngoại giao Malaysia triệu Đại sứ Huang để phản đối vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước này. Ngày 24/3, ngư dân bang Sabah phát hiện khoảng 100 tàu, thuyền Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia gần cụm bãi cạn Luconia. Cơ quan thực thi pháp luật biển Malaysia cho biết cảnh sát biển Trung Quốc đã hộ tống các tàu xâm phạm vùng biển nước này.

Trước thông tin trên, ông Huang phủ nhận và khẳng định các tàu cá của Trung Quốc ở cách cụm bãi cạn Luconia khá xa. The Star dẫn lời ông Huang nhấn mạnh rằng cả hai nước có thể xử lý "theo một cách thân thiện và hòa bình" đối với "một vấn đề có tính lịch sử".

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia phủ nhận việc tàu nước này xâm phận phần chủ quyền Biển Đông của Malaysia

Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia phủ nhận việc tàu nước này xâm phận phần chủ quyền Biển Đông của Malaysia. Ảnh AFP

Theo CNA, ngư dân địa phương cho biết họ đã nhìn thấy nhiều tàu cá nước ngoài đánh bắt dọc bờ biển bang Sabah và lo ngại nếu không có giải pháp xử lý vấn đề này, kế sinh nhai và đời sống của họ có thể bị ảnh hưởng. "Tốt nhất là các tàu Trung Quốc đừng đến đây", một ngư dân cho biết.

Vùng biển ngoài khơi Sabah là ngư trường đánh bắt dồi dào. Hầu hết hải sản đánh bắt tại đây được bán cho Hồng Kông. Tuy nhiên nhiều ngư dân lo lắng rằng nếu hành động lấn chiếm của các tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục, khách hàng của họ sẽ phải mua hải sản địa phương với giá cao hơn.

Cụm bãi cạn Luconia hiện do Malaysia quản lý nằm gần điểm cực nam của cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vạch ra nhằm khẳng định chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Luconia ở cách bờ biển ngoài khơi Miri, bang Sarawak của Malaysia khoảng 84 hải lý.

Lan Anh(T/h)

 

Tiền lưu niệm 100 đồng của Ngân hàng Nhà nước bán ở đâu?