TheươngmạihaichiềuĐứbang xep hang bong da ngao Đại sứ Christan Berger, với con số này, nước Đức vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Việt Nam cũng tăng 22%.
Quan hệ giữa Đức và Việt Nam còn thể hiện ở việc, năm ngoái Đức đã cam kết sẽ dành 220 triệu Euro cho hợp tác phát triển với Việt Nam trong 2 năm, với các lĩnh vực trọng tâm là đào tạo nghề, năng lượng và môi trường, hướng tới "Chiến lược tăng trưởng xanh" đầy kỳ vọng.
Về đầu tư, hiện nay tổng số vốn đầu tư của Đức tại Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Đây vẫn là con số khiêm tốn so với một số các quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Phó Đại sứ kiêm Tham tán kinh tế Đức tại Việt Nam Wolfgang Manig cho biết, người Đức quan tâm tới chất lượng đầu tư chứ không phải là số lượng đầu tư. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp Đức đã chọn đầu tư ở quốc gia nào thì sẽ đầu tư lâu dài tại quốc gia đó.
Theo ông Wolfgang Manig, hiện nay nhiều doanh nghiệp Đức tới đầu tư tại Việt Nam chưa nhiều vì họ thấy khuôn khổ để tạo điều kiện cho nhà đầu tư vẫn còn thiếu, đặc biệt là khi bộ máy tư pháp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn hoạt động độc lập và sự yếu kém của một số chính quyền địa phương về lĩnh vực này.
Theo Đại sứ Christan Berger, Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam được đàm phán xong và ký kết hồi tháng 2 vừa qua là một cơ sở thuận lợi nữa để hai nước lạc quan hướng tới tương lai chung. Nước Đức tin tưởng rằng, hiệp định thương mại tự do này sẽ tiếp tục đơn giản hóa hoạt động trao đổi thương mại và tạo điều kiện để kết nối hơn nữa giữa EU và thị trường Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng được doanh nghiệp Đức quan tâm hơn.
Đại sứ Christan Berger cho biết, hiện tại, hai nước đang đàm phán để thành lập một phòng thương mại song phương toàn diện tại Việt Nam của giới kinh tế Đức và cả của các đối tác Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại song phương giữa hai nước./.
Tin, ảnh: Vũ Luyện