【ajax đấu với az】Những chuyển biến lịch sử trong cải cách thủ tục thuế, hải quan

thuế

Cải cách hệ thống thuế để phục vụ chuyên nghiệp,ữngchuyểnbiếnlịchsửtrongcảicáchthủtụcthuếhảajax đấu với az minh bạch và hiệu quả. Ảnh: T.T

Cắt giảm, đơn giản hóa hàng trăm thủ tục, điều kiện kinh doanh

Lĩnh vực thuế, hải quan có tác động đến 100% doanh nghiệp, vì vậy việc cải cách, đơn giản hóa, minh bạch hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này là vô cùng cấp thiết. Ngành Tài chính đã có những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, vừa hỗ trợ công tác quản lý, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp. Những nỗ lực này, trên thực tế, đã được “đong đếm” bằng những con số cụ thể, ý nghĩa.

Nhiều năm qua, Bộ Tài chính luôn tổ chức các hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan. Đây là các hội nghị thường niên, nhằm tháo gỡ trực tiếp vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tại hội nghị năm 2020, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các năm qua và giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt năm 2020, Chính phủ luôn ưu tiên chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về thuế, hải quan. Qua đó, đã tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế với ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, các chính sách và thủ tục hành chính về thuế và hải quan vẫn đòi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, cập nhật kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại rất sôi động, đa dạng.

Trên thực tế, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, từ năm 2016 đến nay, Bộ đã thực hiện cắt giảm 304 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 265 thủ tục hành chính. Theo đó, tính đến 31/10/2020, tổng số thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 979 thủ tục hành chính. Đáng nói, 100% thủ tục hành chính đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó số thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 là 585 thủ tục, đạt gần 60% tổng số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính đã tích hợp 294 thủ tục hành chính dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính thuế, hải quan đã giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều, cả về thời gian, nhân lực lẫn chi phí. Chẳng hạn, với thủ tục đăng ký thuế, với việc thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành 1 mã số doanh nghiệp duy nhất và thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông, đã giúp rút ngắn được thời gian cấp mã số thuế từ 30 ngày xuống còn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ của người nộp thuế…

Đối với việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, từ năm 2018 đến nay, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội ban hành 2 Luật, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định, theo đó đã cắt giảm và đơn giản hóa 163 điều kiện (cắt giảm 73 điều kiện, đơn giản hóa 90 điều kiện).

Theo đó, tổng số điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn hiệu lực hiện nay là 290 điều kiện thuộc 20 ngành, nghề kinh doanh, giảm 80 điều kiện so với năm 2018.

Cải cách mạnh mẽ thủ tục thuế, hải quan hỗ trợ doanh nghiệp

Trong 8 năm trở lại đây, ngành thuế, hải quan đã có những bước chuyển biến lịch sử khi chuyển mình từ phương thức quản lý thủ công, bán điện tử sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên việc ứng dụng điện tử, công nghệ thông tin và sử dụng các trang thiết bị hiện đại.

Trong đó, đối với lĩnh vực thuế, đã có 807.106 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,63% số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 01/01/2020 đến ngày 19/12/2020 là hơn 13 triệu hồ sơ. Về hoàn thuế điện tử, số doanh nghiệp được hoàn thuế đạt 95,62%, tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn là 19.356 hồ sơ với tổng số tiền hơn 118.482 tỷ đồng.

Ngành Thuế cũng đã thực hiện thí điểm dịch vụ hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế đối với 255 doanh nghiệp tại Hà Nội và TP.HCM, Đà Nẵng, tiến tới mở rộng trên toàn quốc. Đã có 1.150.798 hóa đơn đã được cấp mã với tổng doanh thu là hơn 33.480 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 2.953 tỷ đồng.

Mới đây nhất, Tổng cục Thuế đã ra mắt Hệ thống eTax, theo đó thiết lập 479 kênh thông tin hỗ trợ người nộp thuế trong toàn ngành, đảm bảo tất cả doanh nghiệp, người nộp thuế đều được hỗ trợ qua kênh thông tin điện tử này…

Trong lĩnh vực hải quan, năm 2014, lần đầu tiên Hải quan Việt Nam sử dụng hệ thống hải quan tự động (VNACCS/VCIS). Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các thủ tục hải quan cốt lõi hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động thông qua thông quan tự động tại tất cả các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn 99% doanh nghiệp tham gia. Hệ thống này cũng xử lý hơn 99,6% tờ khai và thời gian tiếp nhận, xử lý, trả kết quả trong thời gian chỉ từ 1-3 giây.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), nhờ hệ thống thông quan tự động, thời gian thông quan những lô hàng xuất khẩu giảm 3 giờ và giảm 6 giờ với lô hàng nhập khẩu. Với khoảng 11 - 12 triệu tờ khai/năm, hệ thống thông quan điện tử đã giúp tiết kiệm khoảng 200 triệu USD. Cơ quan thuế đã kết nối với 55 ngân hàng thương mại để phục vụ việc (99,49%) kê khai, (98,84%) nộp thuế, (97,52%) hoàn thuế điện tử cho người dân và doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, hiện đã có 98,6% thuế, phí, lệ phí với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện bằng phương thức điện tử tiên tiến. Trong đó, với “Chương trình nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu” đã có 44 ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, trong đó có 37ngân hàng tham gia nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Nhờ chương trình này, thời gian nộp thuế trước đây tính bằng giờ thì hiện tại chỉ tính chỉ bằng giây, không kể thời gian khai báo.

Nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính đã được các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp đánh giá cao. Theo TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Bộ Tài chính tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính.

Ông cho rằng, Bộ luôn tiên phong trong cải cách, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, giúp giảm mạnh thời gian nộp thuế và thông quan hàng hóa. “Đặc biệt, mức độ cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính luôn được duy trì liên tục, ổn định trong nhiều năm, theo phương châm lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, là thước đo của công tác cải cách hành chính. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng công tác cải cách hành chính của ngành Tài chính sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, để hỗ trợ hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp”, TS, Tô Hoài Nam nói.

Với việc cắt giảm, đơn giản hóa, minh bạch hóa, điện tử hóa trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế, hải quan thời gian qua không chỉ tiết kiệm được rất nhiều về thời gian, chi phí nhân lực cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế, hải quan, mà còn hạn chế tối đa sự can thiệp, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ với doanh nghiệp, qua đó tránh phát sinh những vấn đề tiêu cực, những “chi phí gầm bàn”.

Trong thời gian tới, đây vẫn là mục tiêu ưu tiên của ngành Tài chính, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp./.

Bộ Tài chính luôn dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính

Từ năm 2014 đến nay (6 năm liên tiếp), Bộ Tài chính luôn xếp trong nhóm 3 Bộ đứng đầu về Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố trong đó các năm 2014, 2015, 2016, 2018 và 2019 Bộ Tài chính xếp thứ 2/19 bộ, ngành; năm 2017 xếp thứ 3/19 bộ, ngành.

Bộ Tài chính cũng đã có 8 năm liên tiếp (từ năm 2013 đến 2020) dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đặc biệt, tại Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, từ năm 2016 đến năm 2020, Chỉ số nộp thuế của Việt Nam đã cải thiện được 59 bậc xếp hạng (từ vị trí 168/189 nền kinh tế năm 2016 lên vị trí 109/190 nền kinh tế năm 2020).

Về Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, năm 2018, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá mức độ tuân thủ của nhóm thủ tục hành chính thuế xếp thứ 1/8 nhóm thủ tục hành chính và nhóm thủ tục hành chính hải quan xếp thứ 3/8 nhóm thủ tục hành chính.

Anh Huy