【barcelona đấu với getafe】Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất, tăng trưởng tín dụng trên 21%

TT

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp chiều 30/8. Ảnh: H.Y

Đây là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2017 diễn ra ngày 30/8/2017.

Tăng trưởng dự kiến đạt 6,ủtướngyêucầugiảmlãisuấttăngtrưởngtíndụngtrêbarcelona đấu với getafe7%

Phát biểu tại phiên họp báo thường kỳ chiều 30/8, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã họp đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2017. Trên cơ sở đánh giá tình hình 8 tháng đầu năm và dự báo những tháng cuối năm, ước thực hiện 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm nay đều đạt và vượt mục tiêu đề ra (8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Trong đó, dự kiến tăng trưởng GDP sẽ đạt mục tiêu 6,7% như đã đề ra và xuất khẩu dự kiến tăng hơn 14%, gấp đôi so với mục tiêu đã đề ra.

Dự kiến, trong 4 tháng còn lại của năm, để đạt tăng trưởng 6,7% thì nông nghiệp phải tăng trưởng 3,05%, công nghiệp phải tăng trưởng 7,91%. Du lịch, dịch vụ phải tăng trưởng 7,19%. Đồng thời, Thủ tướng đã chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tập trung đầu tư vào các dự án đang dở dang để đưa vào sử dụng hiệu quả. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất thêm 0,5% từ nay đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng phải đạt 21-22%, báo cáo sớm với Chính phủ về đề án việc huy động nguồn lực tư nhân, trong đó có cả ngoại tệ, vàng…

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong khi các chỉ tiêu khác đều đạt và vượt mục tiêu đã đề ra là một cố gắng lớn trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô.

Theo đánh giá, tình hình những tháng cuối năm có nhiều yếu tố thuận lợi như thời tiết gây thiệt hại nông sản ít hơn năm 2016, khách du lịch quốc tế tăng đạt mức cao, công nghiệp có sự phục hồi… Tốc độ tăng trưởng tín dụng, giải ngân vốn những tháng cuối năm cũng dự kiến sẽ tăng mạnh.

Đặc biệt, một yếu tố sẽ tạo động lực cho tăng trưởng là tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nhất là vấn đề thủ tục hành chính, rà soát 5.719 thủ tục kinh doanh, rà soát toàn bộ thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành của các bộ hiện nay. Ngoài ra, sẽ cần thực hiện một loạt các giải pháp đồng bộ với các mục tiêu cụ thể, như vấn đề tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, quyết tâm sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập dự kiến được báo cáo Hội nghị Trung ương 6 và báo cáo Bộ Chính trị tới đây.

“Mục tiêu này là quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, nhất là các bộ trưởng, các bộ chuyên ngành, các “tổng tư lệnh” đã được Thủ tướng giao rất rõ, nhất là các tỉnh, vùng trọng điểm công nghiệp”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Việc đạt mục tiêu tăng trưởng sẽ là yếu tố quyết định để bảo đảm cân đối dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm vấn đề nợ công, nếu tăng trưởng tốt sẽ có dư địa để tăng khả năng thu hút đầu tư, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm.

Yêu cầu xem xét đề xuất cắt giảm gần 2.000 điều kiện kinh doanh

Tại phiên họp, Thủ tướng cũng lưu ý về một số tồn tại, yếu kém cần tập trung khắc phục thời gian tới, đặc biệt là vấn đề tập trung cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho DN. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, nhiều DN phản ánh việc sản xuất ra sản phẩm đã vất vả nhưng thủ tục để đưa sản phẩm vào tiêu thụ, xuất khẩu còn phức tạp hơn. Có ý kiến nói rằng là nuôi gà chỉ mất 40 ngày nhưng thủ tục để tiêu thụ gà, xuất khẩu gà thì còn kéo dài hơn 40 ngày.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề về thuế, phí chưa hợp lý, gây bức xúc cho DN. Chi phí kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn lớn, với tỉ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan lên tới 35% và Chính phủ đã yêu cầu phải giảm còn 15%. Sắp tới, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ tiếp tục kiểm tra từng bộ ngành về từng thủ tục kiểm tra và các bộ sẽ phải giải trình về từng thủ tục, thủ tục nào không cần thiết hoặc kiểm tra nhiều mà phát hiện quá ít vi phạm thì phải bãi bỏ.

Trong phiên họp lần này, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu kết quả rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI về điều kiện kinh doanh, trong đó có kiến nghị cắt giảm và sửa đổi gần 2.000 điều kiện kinh doanh.

“Có thể nói, vấn đề cải cách thủ tục hành chính đã nói nhiều lần trong năm qua, đặc biệt tháng 7 đã đề cập rất quyết liệt vấn đề này nhưng mới giảm được một phần, còn nhiều phần, nhiều ngành, đơn vị chưa chuyển biến hoặc chuyển biến không như mong muốn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

H.Y