【kèo tài xỉu 2 1/4】Phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền,ốngbạolựcgiađnhhiệuquảkèo tài xỉu 2 1/4 phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống, đặc biệt là chị em phụ nữ nông thôn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tốt với ngành chức năng thành lập các “Địa chỉ tin cậy” để tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chị em nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình ở nông thôn.

Thông qua họp tổ, hội viên phụ nữ ở huyện Phụng Hiệp được trang bị những kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình. Ảnh: DUY KHÁNH

“Địa chỉ tin cậy” ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, được thành lập vào năm 2011 với 12 thành viên, do bà Lữ Thị Thu Hồng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp, làm Tổ trưởng, đã và đang trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chị em địa phương không may bị bạo hành. Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ hiệu quả của “Địa chỉ tin cậy” mà nhiều chị được bảo vệ, như trường hợp của vợ chồng chị T. và anh B.

Do bất đồng quan điểm sống nên anh B. thường lớn tiếng, chửi bới, đánh đập vợ con mỗi khi nhậu say về. Qua “Địa chỉ tin cậy”, anh B. và chị T. được tư vấn, hỗ trợ về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới,… mà mâu thuẫn vợ chồng được hóa giải, gia đình hòa thuận. Anh B. cho biết: “Trước kia, do gánh nặng cuộc sống hàng ngày nên tôi hay nóng nảy, rồi những lúc không kiềm chế được dẫn đến những chuyện không hay. Từ khi được Chi hội Phụ nữ ấp mời đến tuyên truyền, giải thích nên bản thân nhận ra những sai trái rồi khắc phục, sửa chữa”.

Bà Lữ Thị Thu Hồng cho biết: “Trong mỗi lần họp, chi hội quan tâm lồng ghép tuyên truyền Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… cho chị em nắm. Yếu tố kinh tế cũng là một phần dẫn đến những bất đồng trong gia đình, vì vậy qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, chúng tôi cũng có hướng giúp đỡ về vốn, cây, con giống... để góp phần cho chị em vững về kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Hiện tại, 15/15 xã, thị trấn ở huyện thành lập được 24 mô hình “Địa chỉ tin cậy”. Thông qua đó nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng kiến thức pháp luật trong đời sống người dân, nhất là phụ nữ nông thôn. Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi cho chị em, các địa phương còn cho ra mắt nhiều mô hình phòng, chống bạo lực gia đình như: câu lạc bộ gia đình không bạo lực; câu lạc bộ ngôi nhà an toàn; quán cà phê pháp luật… Những mô hình này trở thành nơi chia sẻ những bất hòa, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của chị em tại địa phương.

Bà Nguyễn Vân Hà, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Cây Dương, nói: Thông qua những mô hình được hội ra mắt thời gian qua đã tác động rất lớn đến cách nghĩ, cách làm của chị em. Đây là nơi để phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm về việc nuôi dạy con khỏe, cách gìn giữ hạnh phúc, cách ứng xử trong gia đình nhiều thế hệ... Từ đó, giúp họ có thêm kiến thức, tự tin xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc, tiến bộ.

Bà Nguyễn Thị Út, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Phụng Hiệp, khẳng định: “Các chi, tổ hội phụ nữ cơ sở ở huyện đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình thiết thực trong giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chị em nông thôn. Hiệu quả của các mô hình đã góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình; thành công của các mô hình được minh chứng bằng kết quả khi năm qua Phụng Hiệp không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình nào nghiêm trọng”.

Cũng theo bà Út, để phụ nữ cũng như trẻ em ở huyện Phụng Hiệp được bảo vệ tốt hơn trong thời gian tới, Hội LHPN từ huyện đến cơ sở sẽ nhân rộng những mô hình hiệu quả để nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Huyện hội cũng sẽ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chấp hành pháp luật cho chị em; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hôn nhân có yếu tố nước ngoài; phòng chống xâm hại tình dục cho phụ nữ và trẻ em… Qua đó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình ở nông thôn.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

 

THANH DUY - LÊ ĐĨNH