TheàNộididờikhẩncấpcáchộdânkhutậpthểThànhCôngNgọcKhánhCốngVịtỷ số bóng đá man cityo đó, lãnh đạo thành phố giao UBND quận Ba Đình chủ trì xây dựng phương án di dời và phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư cho các chủ sở hữu tại đơn nguyên 1, 2 nhà G6A, phường Thành Công; đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh; đơn nguyên 1 và đơn nguyên 3 tập thể Bộ Tư pháp, phường Cống Vị, quận Ba Đình, do nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ.
UBND thành phố Hà Nội cũng bố trí 172 căn hộ, cụ thể: 100 căn hộ tại nhà cao tầng Lô E Khu đô thị Yên Hòa, quận Cầu Giấy; 42 căn hộ tại nhà A1, A2, X2 Phú Thượng, quận Tây Hồ và 30 căn hộ tại nhà CT1 khu đô thị Thành phố Giao lưu, quận Bắc Từ Liêm để UBND quận Ba Đình bố trí tạm cư cho các hộ gia đình phải di dời.
Trường hợp các hộ gia đình có nguyện vọng nhận tiền để tự thuê nhà tạm cư, UBND quận Ba Đình căn cứ chính sách được UBND thành phố chấp thuận ứng kinh phí để các hộ gia đình tự thuê nhà ổn định cuộc sống.
Quyết định cũng nêu rõ, UBND các phường: Ngọc Khánh, Thành Công, Cống Vị tuyên truyền, vận động các chủ sở hữu, sử dụng chủ động tháo dỡ phần cơi nới trái phép làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình; lắp đặt biển báo, rào chắn và xây dựng phương án đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Sau khi phương án di dời được UBND thành phố phê duyệt, trường hợp hết thời hạn quy định tại các khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định số 101/2015/NĐ-CP, ngày 20/10/2015 của Chính phủ, nếu các chủ sở hữu không thực hiện việc lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư thực hiện việc phá dỡ để cải tạo xây dựng lại nhà chung cư thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định các biện pháp hành chính tổ chức thực hiện cưỡng chế di dời các chủ sở hữu, chủ sử dụng ra nơi khác theo quy định của pháp luật./.
H.C