Ngoại Hạng Anh

【getafe – sevilla】Dư âm làng chiếu Tân Thành

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Cứ vào khoảng tháng 11, tháng 12 dương lịch thì phong trào làm chiếu ở xã Tân Thành, TP Cà Mau getafe – sevilla

Báo Cà Mau(CMO) Cứ vào khoảng tháng 11, tháng 12 dương lịch thì phong trào làm chiếu ở xã Tân Thành, TP Cà Mau đã bắt đầu khởi động, nhưng vài năm trở lại đây, nghề chiếu đã dần mai một, thay vào đó là những mô hình phát triển kinh tế mới, mang lại cuộc sống ổn định hơn.

Cách đây khoảng 6, 7 năm, cứ vào tháng 10, tháng 11 thì trước sân nhà của bà con đâu đâu cũng thấy phơi lác với đầy đủ màu sắc, nhìn rất bắt mắt. Làng chiếu Tân Thành thời điểm đó rất hưng thịnh, nơi đâu người ta cũng nhắc đến chiếu Tân Thành. Thế nhưng, giờ đây số hộ làm nghề chiếu ở TP Cà Mau chỉ đếm trên đầu ngón tay, nghề làm chiếu hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một, bởi đầu ra khó tiêu thụ và không ổn định.

Bà con ở làng chiếu Tân Thành đang hoàn thành các công đoạn của 1 đôi chiếu.

Giống như lời bà Nguyễn Kim Y, Chi hội trưởng Phụ nữ Ấp 5, xã Tân Thành: “Bây giờ chị em phụ nữ mong muốn chiếu Tân Thành có đầu ra thì mới có thể làm nhiều trở lại, nếu làm để sử dụng trong địa phương thì không thể nào làm nhiều được, làm nghề mà không có đầu ra thì không tha thiết”.

TP Cà Mau hiện còn trên 100 hộ dệt chiếu, nhiều nhất là ở xã Tân Thành, hiện có 62 hộ. Thời điểm này, chị em phụ nữ đã bắt đầu các công đoạn như: chẻ lác, phơi lác… Nhiều chị còn mặn mà với nghề, yêu nghề thì lúc này sẽ chuẩn bị dệt chiếu Tết.

Nhắc đến nghề dệt chiếu ở Ấp 5, xã Tân Thành thì phải nói đến bà Phạm Thị Khương: “Hồi đó nhà nào cũng mần chiếu, bây giờ ta nghỉ hết trơn, ở đây chỉ nhà tôi. Có lác nhà thì mần, ham quá bỏ không được. Dân ta giờ làm thuỷ sản hết rồi, mần cái kia tiền nhiều hơn. Lớp chẻ rồi phơi, rồi dệt, rồi nhuộm, cực lắm mới được đôi chiếu”, bà Khương phân trần.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nhành gắn bó với nghề dệt chiếu đã 50 năm. Từ nhỏ bà Nhành đã được cha mẹ ruột truyền nghề. Do nghề dệt chiếu bấp bênh nên hiện nay gia đình bà Nhành đã chuyển sang nuôi cá chình, bống tượng để có thêm thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Nhành tiếc nuối: “Bình thường người ta dặn ít, Tết này người ta dặn nhiều lắm. Dệt 1 tháng cũng được mười mấy đôi, nhưng chỉ được vậy thôi. Bình thường có dệt bao nhiêu đâu, cứ chờ người ta đặt chiếu đám thì mình mới có chuyện làm”.

Tháng 10/2016, phường Tân Thành đã thành lập tổ dệt chiếu 11 thành viên. Qua gần 2 năm hoạt động, hiện nay tổ vẫn còn 11 thành viên nhưng hoạt động cầm chừng. Một số bà con dệt chiếu cho biết, chiếu bình thường từ 240.000 đồng/đôi thì mức thu nhập từ làm chiếu không phải không sống được. Nếu trước đây, sản phẩm chiếu của Cà Mau chiếm thị trường không chỉ ở khu vực ĐBSCL mà còn xuất đi các nước lân cận, thì hiện nay chỉ sản xuất, tiêu thụ quanh quẩn tại chỗ là chính, cuối năm lượng khách đặt chủ yếu là dùng cho cưới hỏi.

Tuy nghề dệt chiếu rất cực và tốn nhiều thời gian, nhưng bù lại chiếu được làm bằng thủ công nên đẹp và sắc sảo. Chị Đoàn Mỹ Linh, Phó chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành, thông tin: “Hội Phụ nữ phường mong các chị duy trì và phát huy ngành nghề truyền thống ở địa phương để ổn định cuộc sống. Cái khó khăn hiện nay là đầu ra chưa ổn định, thu nhập còn ít, nhiều hộ đã cải tạo đất trồng lác nuôi thuỷ sản và thu nhập thấp nên các chị em không còn mặn mà như trước nữa. Ở địa phương cũng có những giải pháp cho chị em nhưng chỉ mang tính tình thế”.

Xã hội phát triển, các hộ gia đình sử dụng nệm, chiếu tre nhiều hơn… Do đó, nghề dệt chiếu truyền thống khó có đất sống./.

Phúc Nghi - Nhật Minh

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap