您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【đội hình bournemouth gặp newcastle】"Quái thú" MiG

Empire7772025-01-25 11:43:57【Cúp C1】9人已围观

简介"Quái thú" MiG-31 Nga có gì đáng sợ khiến Ukraine lo lắng?Minh PhượngThứ tư, 10/07/2024 - đội hình bournemouth gặp newcastle

"Quái thú" MiG-31 Nga có gì đáng sợ khiến Ukraine lo lắng?áithúđội hình bournemouth gặp newcastle

(Dân trí) - MiG-31 từng lập nhiều kỷ lục thế giới như là máy bay chiến đấu lớn nhất, tốc độ nhanh nhất, bay cao nhất. Hiện nay, chúng vẫn đang giữ vai trò đặc biệt trong Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.

Tiêm kích MiG-31 (Ảnh: Eurasian Times).

Kể từ khi chiếc máy bay đầu tiên của con người cất cánh, việc thiết kế và phát triển đã không ngừng vượt qua các giới hạn vật lý và ranh giới công nghệ. Máy bay chiến đấu là chúa tể trên không và cũng là bậc thầy về đổi mới công nghệ ở mọi thời đại.

Khi nhắc đến những máy bay chiến đấu mạnh nhất thế giới, người ta thường nghĩ đến chiếc F-22 Raptor tàng hình của Không quân Mỹ, đại diện cho đỉnh cao của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện đại. Điều đó rất đúng, kể cả chiếc Su-57 mới nhất của Nga được cho là cũng chưa thể sánh bằng.

Tuy nhiên, khi nói đến máy bay chiến đấu lớn nhất hiện nay, nhiều người có thể ngạc nhiên, đó không phải là máy bay thế hệ thứ 5 mà là chiếc MiG-31 do Liên Xô phát triển cách đây hơn 40 năm. Loại chiến đấu cơ này ra đời từ những năm 1980 và hiện vẫn là xương sống của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Thiết kế và hiệu suất của nó rất ấn tượng.

Trong số các máy bay hiện đại, MiG-31 gây chú ý nhờ kích thước khổng lồ với chiều dài vượt quá 22m, sải cánh đạt tới 13,46m và chiều cao 6,15m, riêng diện tích sải cánh của nó đã có diện tích tới 61m2. Con số này thậm chí còn vượt xa diện tích nhà ở của nhiều gia đình.

Để hiểu kích thước này một cách sinh động hơn, chúng ta có thể so sánh nó với các máy bay thương mại như Boeing 737. Dù Boeing 737 có thể chở hàng trăm hành khách, nhưng nó chỉ lớn hơn một chút khi đứng cạnh MiG-31. Kích thước đáng kinh ngạc này mang lại cho MiG-31 những tính năng độc đáo dù chúng có thể dễ dàng bị radar phát hiện từ xa.

Tại sao MiG-31 lại có thân hình to lớn như vậy?

Điều này đòi hỏi chúng ta phải khám phá từ bối cảnh lịch sử và ý tưởng thiết kế ban đầu. Trong Chiến tranh Lạnh, để đối phó với các mối đe dọa trên không của NATO, Liên Xô cần một máy bay đánh chặn tốc độ cao, có thể hoạt động ở độ cao lớn để cáng đáng nhiệm vụ nặng nề là bảo vệ không phận rộng nhất thế giớilúc bấy giờ.

Diện tích đất liền khổng lồ của Liên Xô lên tới hơn 22 triệu km2, chiếm 1/6 diện tích đất liền của thế giới. Một vùng đất rộng lớn như vậy, cần một loại máy bay đánh chặn có thể tuần tra đường dài, để đảm bảo an ninh biên giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu này, các nhà thiết kế máy bay Liên Xô đã trang bị cho MiG-31 động cơ phản lực mạnh mẽ, giúp nó có tầm hoạt động đáng kinh ngạc lên tới 3.000km hoặc 5.400km với 1 lần tiếp dầu trên không, cho phép dòng tiêm kích này thực hiện các nhiệm vụ tuần tra dọc biên giới trải dài của Liên Xô.

Tiêm kích MiG-31K cùng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga (Ảnh minh họa: Telegraph).

"Quái thú" hồi sinh mạnh mẽ hơn

Mặc dù MiG-31 đã ngừng sản xuất từ năm 1994, nhưng trong những năm gần đây, chiếc máy bay chiến đấu cũ này lại được mọi người chú ý. Có nhiều lý do đằng sau quyết định của Nga khi tái khởi động dây chuyền sản xuất.

Trước hết, thân máy bay được làm bằng hợp kim titan nên tuổi thọ theo lý thuyết của nó là không giới hạn, đảm bảo cơ bản cho khả năng tiếp tục hoạt động.

Quan trọng hơn, nó không chỉ là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới mà còn là một trong những máy bay nhanh nhất. Tốc độ tối đa của nó có thể đạt Mach 2,83 (3.000km/h), vượt xa nhiều máy bay thế hệ thứ năm hiện đại, chẳng hạn như F-22 của quân đội Mỹ, khi tốc độ tối đa là Mach 2,25.

Tốc độ cao này khiến MiG-31 trở thành phương tiện lý tưởng để mang tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dagger) mới nhất của Nga và gần đây nhất có thể còn bao gồm cả bom lượn có điều khiển FAB-3000 trọng lượng đến 3 tấn.

Để nâng cao hiệu suất của tên lửa siêu thanh Kinzhal, hay bom lượn FAB-3000, bản thân phương tiện này cần phải có đủ tốc độ ban đầu. MiG-31 rõ ràng là rất phù hợp do có tốc độ cao và kích thước lớn.

Quân đội Nga thông báo sẽ đưa vào biên chế hơn 130 chiếc MiG-31 được trang bị đặc biệt tên lửa Kinzhal và lô đầu tiên đã chính thức được bàn giao. Phiên bản cải tiến này của MiG-31 không chỉ nâng cao hiệu suất hoạt động, mà còn thể hiện khả năng chiến đấu mạnh mẽ trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa Kinzhal, được phóng đi từ máy bay chiến đấu MiG-31K, phá hủy thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot được quân đội Mỹ hỗ trợ ở Ukraine, chứng tỏ vị thế quan trọng của nước này trong chiến tranh hiện đại.

Ưu điểm độc đáo của MiG-31 không chỉ nằm ở kích thước và tốc độ mà còn ở tính linh hoạt và khả năng thích ứng. Là máy bay đánh chặn tầm cao, tốc độ lớn, MiG-31 có thể bao phủ không phận rộng trong thời gian ngắn và có khả năng tấn công mạnh mẽ.

Với động cơ mạnh mẽ và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến vừa được Nga nâng cấp, giúp nó thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm đánh chặn trên không, tuần tra và tấn công các mục tiêu mặt đất.

Thiết kế của MiG-31 cũng tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai. Thân máy bay rộng và lực đẩy mạnh mẽ của nó cung cấp đủ không gian và khả năng gắn nhiều hệ thống vũ khí và cảm biến tiên tiến. Với sự tiến bộ của công nghệ, MiG-31 có thể tiếp tục duy trì vị trí quan trọng của mình trong Lực lượng Không quân Nga thông qua việc hiện đại hóa và nâng cấp.

Phiên bản MiG-31K được thiết kế để làm nhiệm vụ chuyên biệt, mang phóng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Trên thực tế, MiG-31 không có gì quá đáng sợ bởi nó đã ra đời cách đây hơn 40 năm, dù đã qua nâng cấp hiện đại hóa thì chúng vẫn được cho là tương đối lạc hậu. Điều mà Ukraine sợ đó chính là "con dao găm" sắc bén - tên lửa siêu vượt âm Kinzhal - gắn trên nó.

Mỗi phút bay của tiêm kích MiG-31 Nga là một phút lo lắng của Ukraine vì họ không thể biết liệu nó có bắn tên lửa hay không và nhằm vào mục tiêu nào.

"Dao găm" có tầm bắn hơn 2.000km, thừa sức bao phủ toàn bộ lãnh thổ Ukraine nên mỗi khi MiG-31K cất cánh là cả toàn bộ đất nước phải báo động. 

Ukraine chưa có vũ khí đánh chặn để đối phó hiệu quả bởi tên lửa Kinzhal có khả năng tàng hình, không chỉ nhờ vận tốc siêu vượt âm tạo ra kén plasma trung hòa về điện khiến các biện pháp theo dõi và giám sát bằng radar vô hiệu, mà nó còn có mồi bẫy giả gây khó khăn cho việc phát hiện ra tên lửa giữa màn nhiễu.

Với chỉ vài phút khi tên lửa đã đạt tốc độ siêu vượt âm tới Mach 10 (bằng 10 lần tốc độ âm thanh thông thường) để lao tới mục tiêu, việc phát hiện và lên phương án đối phó với Kinzhal gần như không thể ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù Ukraine tuyên bố đã bắn hạ hầu hết tên lửa loại này của Nga nhưng chuyên gia quân sựNga Alexey Leonkov bác bỏ. Ông nói rằng, không thể bắn hạ tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal của Nga bằng hệ thống tên lửa phòng không Patriot MIM-104 do Mỹ sản xuất. Ông giải thích rằng, radar của Patriot không thể theo dõi Kinzhal do hạn chế về tốc độ đối với mục tiêu bị đánh chặn chỉ tới Mach 3.

Đó là chưa kể Kinzhal không chỉ có độ chính xác cao mà còn có thể đạt được khả năng cơ động thay đổi quỹ đạo, khiến vũ khí phòng không khó đánh chặn.

Rõ ràng, MiG-31, máy bay chiến đấu lớn nhất và nhanh nhất thế giới, không chỉ có đóng góp to lớn trong việc bảo vệ không phận Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga ngày nay. Kích thước khổng lồ và hiệu suất ấn tượng, kết hợp với những cải tiến hiện đại, cho phép nó tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên chiến trường trong kỷ nguyên mới.

很赞哦!(1181)