La liga

【lich thi dau vo dich duc】Phát hành trái phiếu chính phủ 2015: Kỳ hạn dài

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Đường 5 kéo dài vay từ nguồn vốn ODA, khi hoàn thành sẽ kết nối kinh tế nhiều tỉnh, thành phố. Ảnh: lich thi dau vo dich duc

phat hanh trai phieu chinh phu 2015 ky han dai noi lo lon

Đường 5 kéo dài vay từ nguồn vốn ODA,áthànhtráiphiếuchínhphủKỳhạndàlich thi dau vo dich duc khi hoàn thành sẽ kết nối kinh tế nhiều tỉnh, thành phố. Ảnh: ST

Cơ cấu lại để tăng thời hạn vay nợ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại kỳ họp thứ 8 của QH vừa qua đã có bài phát biểu rất chi tiết về tình hình nợ công. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững. Mặc dù các khoản vay trong nước đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng các khoản vay trong nước chủ yếu là vay ngắn hạn, trong khi kỳ hạn còn lại của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là 12,8 năm thì nợ trong nước chỉ khoảng 4,3 năm, riêng trái phiếu Chính phủ 2,6 năm.

Điều này làm tăng áp lực bố trí chi trả nợ trong ngắn hạn. Những năm qua, chúng ta đã phải phát hành, đảo nợ để trả nợ khi đến hạn, cụ thể năm 2012 là 20.000 tỷ đồng, năm 2013 là 40.000 tỷ đồng, năm 2014 dự kiến 77.000 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc sử dụng các khoản vốn vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn phát sinh rủi ro, làm cho nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, tạo áp lực bố trí nguồn trả nợ trong năm 2012, 2013, các khoản TPCP chủ yếu là ngắn hạn, kỳ hạn dưới 5 năm chiếm khoảng 77- 78% trong tổng số phát hành và 10 tháng đầu năm 2014, trên cơ sở cơ cấu lại các khoản nợ, số phát hành 5 năm, 10 năm, 15 năm từ 22% trong năm 2013 đã tăng lên 46- 47%.

Trong tổng khối lượng TPCP phát hành năm 2014 là 232.000 tỉ đồng, ước tính có khoảng 52% có kỳ hạn ngắn và 48% khối lượng còn lại có kỳ hạn từ 5-10 năm.

phat hanh trai phieu chinh phu 2015 ky han dai noi lo lon
Mọi quy định của Nghị quyết của QH phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng quản lý Nhà nước của cơ quan công quyền, phải đảm bảo tính khả thi. Nếu mong muốn của chúng ta quá cao nhưng điều kiện thực tiễn không làm được, tạo thành bất cập, nếu lúc đó báo cáo QH đầy đủ thì QH sẽ xem xét. Nguyên tắc quan trọng nhất là quản lý tài chính- ngân sách là phải đúng thẩm quyền, có hiệu quả và phải phù hợp với tình hình thực tiễn về thu- chi ngân sách của đất nước, phù hợp với khả năng quản lý, khả năng huy động của Nhà nước thì mới có ý nghĩa tích cực.
phat hanh trai phieu chinh phu 2015 ky han dai noi lo lon

Ông Bùi Đức Thụ,
Ủy viên Thường trực Ủy ban
Tài chính- Ngân sách của QH

Đặc biệt, ngày 7-11-2014, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD TPCP kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với mức lãi suất 4,8%/năm để đảo nợ các khoản trái phiếu Chính phủ đã phát hành trước đây (năm 2005 và năm 2010) với lãi suất bình quân 6,8%/năm, làm giảm đáng kể chi phí lãi vay, đồng thời xác lập chuẩn lãi suất mới có lợi hơn cho các hoạt động kinh tế - tài chính của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trả lời phỏng vấn Báo Hải quan, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của QH Bùi Đức Thụ cho rằng, đây là thành công lớn của chúng ta. Sở dĩ Việt Nam có thể huy động được với lãi suất thấp hơn là do tình hình kinh tế- xã hội ổn định, an ninh tài chính của Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Điều này làm cho việc huy động vốn ở nước ngoài thông qua việc phát hành TPCP ra thị trường quốc tế dễ dàng và lãi suất thấp hơn.

430.000 tỷ đồng vay kỳ hạn dài: Có khả thi

Trong báo cáo gửi đến QH về nợ công, Bộ Tài chính cũng đã chỉ rõ những bất cập. Theo Bộ Tài chính việc huy động vốn vay Chính phủ tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước (riêng năm 2013 vốn vay đạt ở mức cao, khoảng 404.000 tỷ đồng, tăng trên 40% so với năm 2012 và là mức cao nhất từ trước đến nay), góp phần đảm bảo kịp thời vốn bổ sung cho đầu tư phát triển và cân đối ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và tạo ra áp lực cân đối nguồn ngân sách Nhà nước để trả nợ đến hạn. Trong bối cảnh thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn nên trái phiếu được bảo lãnh Chính phủ phát hành có kỳ hạn ngắn (chủ yếu kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm) trong khi các dự án cho vay có thể kéo dài đến 12 năm (cá biệt có các trường hợp được khoanh nợ, giãn nợ, kỳ hạn lên đến 15 năm), dẫn đến rủi ro mất cân bằng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, buộc phải tăng hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu mới để đảo nợ, trường hợp không phát hành được trái phiếu để đảo nợ đến hạn thì rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng sẽ do NSNN gánh chịu.

Ông Bùi Đức Thụ cho rằng, nhu cầu huy động vốn của năm 2015 là rất lớn. Ngoài 226.000 tỷ đồng vay để bù đắp bội chi NSNN 2015 thì chúng ta phải huy động 130.000 tỷ đồng vay đảo nợ để thanh toán các khoản nợ đến hạn (tổng số nợ đến hạn 280.000 tỷ đồng mới bố trí 150.000 tỷ đồng thì phải đảo nợ 130.000 tỷ đồng).

Có nghĩa Kho bạc Nhà nước ngoài việc phải phát hành 226.000 tỷ đồng bội chi thì phải phát hành thêm 130.000 tỷ đồng để đảo nợ, ngoài ra phải phát hành thêm 80.000 tỷ đồng TPCP để thực hiện chi cho các dự án, công trình cấp bách đã được duyệt trong danh mục TPCP. Nếu cộng 3 khoản nêu trên, thì lượng TPCP mà năm 2015 cần phát hành lên đến 430.000 tỷ đồng.

Theo ông Bùi Đức Thụ, đây là số lượng lớn. Hơn nữa, theo Nghị quyết của QH về dự toán NSNN năm 2015, QH đã yêu cầu Chính phủ chỉ được phát hành TPCP có thời hạn từ 5 năm trở lên. “Điều này có ý nghĩa thực tiễn ở chỗ, để tăng vay dài hạn, giảm áp lực trả nợ hàng năm phù hợp với khả năng cân đối NSNN của những năm tiếp theo. Tuy nhiên, với khối lượng vay lớn nhưng tất cả phải vay trên 5 năm thì rõ ràng điều này là hết sức khó khăn”, ông Bùi Đức Thụ nói.

Theo ông Thụ, Nghị quyết của QH vừa mới được thông qua thì thực hiện theo Nghị quyết. Trường hợp phát hành TPCP trên 5 năm không đủ thì theo điều 62 của Luật NSNN hiện hành, NSNN có thể tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước và khoản đó phải hoàn trả trong năm, trừ trường hợp đặc biệt phải báo cáo Ủy ban Thường vụ QH xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, vị chuyên gia kinh tế này cũng cảnh báo rằng, việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài để ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát thì căn cứ tín hiệu thị trường, đến giữa năm nếu thấy việc ứng tiền từ Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng đến ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát thì Chính phủ trình hoặc báo cáo QH xem xét cho phép sửa quy định này.

Phát triển thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới sẽ từng bước chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành TPCP có kỳ hạn dài hơn. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Tài chính đang triển khai Chiến lược phát triển thị trường trái phiếu tới năm 2020 với một nội dung quan trọng là tăng dần thời hạn phát hành TPCP. Bên cạnh đó, đã yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nâng cao tỷ trọng đầu tư vào TPCP cho NSNN trực tiếp từ 80% lên 95%, kỳ hạn 10 năm, góp phần cải thiện hơn danh mục tổng thể nợ trong nước của Chính phủ.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang thực hiện các giải pháp tích cực nhằm ổn định và phát triển thị trường TPCP như: Đa dạng hóa sản phẩm; chuyển đổi ngân hàng đại lý thanh toán TPCP; mở rộng, cải thiện và cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu theo hướng tăng tỷ trọng nhà đầu tư có vốn dài hạn, giảm dần phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại…

Trong thời gian tới, tiếp tục nâng tỷ lệ phát hành TPCP có kỳ hạn 5 năm lên (20-25%); kỳ hạn từ 10 năm trở lên (15-20%), phấn đấu kéo dài kỳ hạn danh mục nợ TPCP trung bình giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 4-6 năm theo mục tiêu Chiến lược nợ công đã đề ra.

Giải trình trước QH, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhấn mạnh giải pháp phát triển thị trường tài chính, thị trường trái phiếu trong nước và từng bước cơ cấu lại các khoản nợ công.

Đồng thời, tăng nhanh các khoản vay trung hạn, dài hạn, hạn chế tối đa việc huy động với thời gian ngắn hạn, lãi suất cao; ưu tiên bố trí chi trả nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay của Chính phủ, rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh của Chính phủ, các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ xây dựng cơ bản của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay về cho vay lại để giảm thiểu phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, tăng cường công tác quản lý nợ và giám sát nợ.

- Năm 2012, phát hành TPCP 144.000 tỷ đồng; kỳ hạn phát hành bình quân là 2,97 năm, lãi suất bình quân 9,8%/năm.

- Năm 2013, phát hành gần 182.000 tỷ đồng, trong đó dành khoảng 40.000 tỷ đồng để đảo nợ; kỳ hạn bình quân là 3,21 năm, lãi suất bình quân khoảng 7,79%/năm.

- Năm 2014, phát hành trên 330.000 tỷ đồng, trong đó dành khoảng 77.000 tỷ đồng để đảo nợ; kỳ hạn bình quân là 4,85 năm, lãi suất bình quân là 6,62%/năm.

(Nguồn: Bộ Tài chính)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap