【celaya fc】Thách thức lớn trong năm 2013

thach thuc lon trong nam 2013

Ảnh minh họa.

Tranh chấp chủ quyền chưa hạ nhiệt

Những chuyển dịch cơ cấu địa chính trị,áchthứclớntrongnăcelaya fc nhu cầu bức bách về năng lượng phục vụ phát triển kinh tế và tinh thần tự tôn dân tộc sẽ tiếp tục là những “mồi lửa” thổi bùng căng thẳng bấy lâu về tranh chấp chủ quyền biển đảo tại nhiều vùng biển trên thế giới, từ châu Á - Thái Bình Dương tới Nam Đại Tây Dương.

Căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản sẽ tiếp tục là chủ đề nóng trên cả thực địa lẫn các diễn đàn khu vực cũng như thế giới.

Mặc dù báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ cố gắng xây dựng “hình mẫu quan hệ mới” ổn định lâu dài, tăng trưởng lành mạnh và tránh để xảy ra xung đột, nhưng thực tế mục tiêu này không dễ thực hiện. Nhu cầu bức thiết về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho 1,4 tỷ người, cùng tham vọng “chen chân” vào câu lạc bộ các cường quốc thế giới sẽ khiến Trung Quốc không nề hà tiếp tục gây áp lực lên các nước cả trong và ngoài khu vực.

Giới phân tích nhận định những động thái của Trung Quốc trong năm 2013 sẽ một lần nữa đặt 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước thách thức không nhỏ trong năm 2013, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với 4 nước thành viên của Hiệp hội.

Trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoa Đông, Bắc Kinh vẫn sẽ thường xuyên cử tàu bè, máy bay đến vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời sử dụng chiêu bài kinh tế để gây sức ép lên ban lãnh đạo mới ở Nhật Bản do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.

Những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông những ngày đầu năm 2013 càng làm dấy lên mối lo ngại về sự mở rộng chạy đua vũ trang, thậm chí xung đột ở khu vực.

“Chảo lửa” Trung Đông tiếp tục nóng

Ngoài các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, một điểm nóng khác cũng sẽ chi phối mạnh mẽ bức tranh địa chính trị trong năm 2013 là cuộc khủng hoảng tại “chảo lửa” Trung Đông - Bắc Phi.

Mặc dù hiện tại, cuộc khủng hoảng ở Syria có nhiều dấu hiệu cho thấy có vẻ như đã đi đến “chương cuối”, song việc tìm ra giải pháp cuối cùng thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên hoàn toàn không đơn giản. Trong khi đó, với việc nắm trong tay kho vũ khí hoá học thuộc hàng lớn nhất thế giới, Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ không dễ gì đầu hàng.

Bên cạnh vấn đề Syria, hồ sơ hạt nhân của Iran cũng sẽ là nhân tố làm đau đầu các nhà lãnh đạo thế giới trong năm 2013. Lo ngại trước việc Mỹ và phương Tây tìm cách siết chặt vòng cung Shi’ite, Tehran sẽ không khoanh tay đứng nhìn các ảnh hưởng và lợi ích của mình bị thu hẹp. Nhà nước Hồi giáo một mặt tăng cường can dự vào các vấn đề khu vực, mặt khác đẩy mạnh nâng cấp tiềm lực quốc phòng với quyết tâm bảo vệ tới cùng chương trình hạt nhân vì mục đích dân sự.

Trong khi đó, do phần lớn các nước phương Tây đã hoàn tất các cuộc bầu cử quan trọng trong năm 2012, nên buớc sang năm 2013 các nước này sẽ có sự thay đổi khá lớn trong nỗ lực hợp tác chống Iran. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown còn “không loại trừ khả năng xảy ra không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran” vì giờ đây phương Tây hơn lúc nào hết đang rất muốn “dạy cho Iran một bài học”.

Khủng hoảng tài chính Mỹ và nợ công châu Âu

Bên cạnh nỗi lo chưa nguôi về cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nền kinh tế thế giới trong năm 2013 còn phải đón nhận những tin tức không vui liên quan đến “vách đá tài chính” Mỹ.

thach thuc lon trong nam 2013

Mặc dù gã khổng lồ Mỹ trong "tích tắc" đã thoát khỏi cái gọi là "vách đá tài chính" vào những phút cuối cùng trong năm cũ, nhưng đây cũng chỉ được coi là giải pháp tạm thời khi nước Mỹ được dự báo sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn có thể dẫn tới suy thoái trong nửa cuối năm 2013 do những nguy cơ từ vỡ nợ thị trường tín dụng, suy giảm thị trường chứng khoán, biến động mạnh về giá dầu và thị trường lao động.

Trong khi đó, bão nợ công vẫn tiếp tục khuynh đảo châu lục già nhưng điều đáng lo ngại là cơn bão này sẽ không chỉ tác động đến các mắt xích yếu, mà còn đe dọa kéo cả hai đầu tàu kinh tế Đức, Pháp vào vòng nguy hiểm.

Theo dự báo, GDP của Eurozone sẽ giảm 0,3% trong năm 2013. Tuy mức độ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã lùi lại phía sau, song giới phân tích kinh tế vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục tác động mạnh đến các nền kinh tế thành viên và các nước xuất khẩu sang EU, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ

Vẫn không quên hy vọng

Có thể thấy một năm mới 2013 với không ít khó khăn và thách thức đang chờ đón các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, như lời của Thủ tướng Đức Merkel, khó khăn sẽ không làm các nhà lãnh đạo nản lòng mà chỉ càng khiến họ tăng thêm quyết tâm và nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2013. Hy vọng này không phải không có cơ sở khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo khu vực Đông Á sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm nay, Nam Á tăng trưởng 5% và khu vực Thái Bình Dương hơn 7%. Báo cáo của Goldman Sachs cũng nhận định kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% trong năm 2013 và 7,3% trong các năm tiếp theo trong giai đoạn 2014 - 2016.

Vũ Hà