【kèo nhật bản】Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc
Trên địa bàn huyện Lộc Ninh hiện có 24.840 người DTTS,ảotồnphaacutethuygiaacutetrịvănhoacuteacaacutecdacircntộkèo nhật bản chiếm 21,73% dân số toàn huyện, trong đó dân tộc S’tiêng và Khmer chiếm khoảng 80%. Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn huyện đã được các cấp, ngành quan tâm. Từ đó, tạo tiền đề để Lộc Ninh triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện được đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.
Đa dạng văn hóa các dân tộc thiểu số
Theo đồng bào DTTS ở xã Lộc Khánh, nghề đan lát không biết có tự bao giờ, chỉ biết từ lúc cha sinh mẹ đẻ đã có nghề này và cứ thế truyền lại cho con cháu. Để bảo tồn nghề truyền thống này, từ năm 2020, UBND huyện Lộc Ninh đã phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức lớp truyền dạy và thực hành mô hình đan lát của người Khmer trên địa bàn xã Lộc Khánh. Sau khi lớp học tổ chức thành công, Lộc Khánh đã thành lập tổ đan lát với hơn 30 thành viên. Ông Lâm Ngôn, Tổ trưởng Tổ đan lát ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh cho biết: Đến nay, tất cả thành viên đều duy trì nghề đan lát. Đây cũng là động lực để bà con “giữ lửa” với nghề, đồng thời lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình.
UBND huyện Lộc Ninh đã phối hợp Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức lớp truyền dạy và thực hành mô hình đan lát của người Khmer trên địa bàn xã Lộc Khánh
Lộc Ninh còn có bộ “Đàn đá Lộc Hòa”, được phát hiện vào tháng 10-1996. Đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận “Đàn đá Lộc Hòa” là bảo vật quốc gia. Bảo vật “Đàn đá Lộc Hòa” có kỹ thuật chế tác tinh xảo, niên đại hơn 3.000 năm. Đây là minh chứng tiêu biểu cho sự hiện diện của người cổ xưa trên đất Bình Phước, chứng minh bề dày truyền thống văn hóa của những cư dân đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất này. Để phát huy giá trị bảo vật, năm 2023, từ nguồn xã hội hóa, huyện Lộc Ninh đã trao tặng 35 bộ đàn đá (theo phiên bản bảo vật quốc gia “Đàn đá Lộc Hòa”) cho các trường học trên địa bàn huyện với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng.
Huyện Lộc Ninh đã trao tặng 35 bộ đàn đá phiên bản bảo vật quốc gia “Đàn đá Lộc hòa” cho các trường học trên địa bàn huyện với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lộc Ninh Nguyễn Sĩ Quân cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 loại di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm: tiếng nói, chữ viết; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. Trong đó có 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là lễ hội Phá bàu của người Khmer xã Lộc Khánh và nghề đan gùi của đồng bào S’tiêng Lộc Ninh và 18 di sản văn hóa phi vật thể được UBND tỉnh Bình Phước công nhận từ tháng 4-2018.
Về văn hóa ẩm thực, có 19 món ăn, thức uống đặc trưng, tiêu biểu. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổng hợp gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng nguồn tài liệu thiết thực, phục vụ công tác khảo sát, đánh giá, lựa chọn và tổ chức giới thiệu, công bố các món ăn, thức uống đặc trưng, tiêu biểu năm 2024.
“Quả ngọt” từ những chủ trương sát, đúng
Những năm qua, huyện Lộc Ninh đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm khả năng tồn tại của di sản trong môi trường văn hóa - xã hội thích ứng, huy động được sự tham gia của cộng đồng chủ nhân di sản, góp phần làm thay đổi nhận thức và tự giác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Huyện ủy, HĐND huyện Lộc Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn huyện.
Lễ hội Phá bàu của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Năm 2021-2023, huyện Lộc Ninh đã đầu tư hơn 3,8 tỷ đồng cho các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS. Cụ thể, nhiều hoạt động được triển khai như: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào DTTS; kỹ năng sử dụng đàn đá; hoạt động thi đấu thể thao truyền thống cấp huyện; bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội Xuống đồng, tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Dolta, lễ hội Phá bàu của người Khmer; nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào S’tiêng… Trong đó, lễ hội Phá bàu của người Khmer xã Lộc Khánh được UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức là lễ hội cấp huyện.
Lộc Ninh còn duy trì và phát huy giá trị các di sản văn hóa lễ hội Mừng lúa mới, cồng chiêng của người S’tiêng
Huyện Lộc Ninh đã đầu tư trên 3,8 tỷ đồng cho các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số
Song song đó, huyện cũng luôn quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ đồng bào các DTTS. Đến nay, 131/131 khu dân cư trên địa bàn huyện đều có nhà văn hóa và khu tập luyện thể dục thể thao, trong đó có 26 nhà sàn văn hóa cho các ấp có đông đồng bào DTTS. Công tác bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS được tổ chức thường xuyên...
Thời gian qua, các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được UBND huyện triển khai thực hiện đã thu được nhiều “quả ngọt”. Qua đó góp phần không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện. Thời gian tới, huyện sẽ có những giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS hiệu quả hơn nữa. |
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh LÊ THỊ ÁNH TUYẾT |
Với sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư kinh phí của huyện cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, tin rằng văn hóa các DTTS ở huyện Lộc Ninh sẽ được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới.