【nhandinhbong dahomnay】Doanh nghiệp cần hoạt động chuẩn mực và minh bạch
Theệpcầnhoạtđộngchuẩnmựcvàminhbạnhandinhbong dahomnayo ông thời gian này lĩnh vực, ngành hàng nào sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư?
Các nhà đầu tư thường quan tâm các lĩnh vực có những đặc thù, là những ngành có hàng rào gia nhập ngành khó. Ví dụ như ngành hóa chất, phân bón... là những ngành có hàng rào kỹ thuật khắt khe. Thực tế không đơn giản để thành lập một DN hóa chất bởi phải đảm bảo những yếu tố kỹ thuật cao, chưa kể những yếu tố liên quan đến môi trường. Hoặc những DN có hàng rào liên quan đến thương hiệu và mạng lưới phân phối, hàng rào liên quan đến năng lực sản xuất... Các ngành hàng có thị trường tiêu thụ lớn như ngành hàng bán lẻ, hàng tiêu dùng cũng sẽ là các ngành hàng được nhà đầu tư yêu thích.
Với lĩnh vực BĐS, hoạt động mua bán cổ phần các DN BĐS tương đối sôi động trong thời gian qua, người ta vẫn nhắm tới các dự án có vị trí tương đối tốt, tuy nhiên những dự án như thế không có nhiều. Xét trên diện rộng, thị trường BĐS chưa thực sự hồi phục, cho nên động lực M&A trong BĐS chưa cao. Ví dụ, nếu dự án BĐS ở khu vực trung tâm, thuận lợi để bán thì nhiều DN muốn mua lại, tuy nhiên nếu có dự án như thế thì bản thân dự án đó tự nó đã sống được, người ta sẽ không muốn bán nó. Những dự án muốn bán thường xa trung tâm và chẳng ai muốn mua nó vào bối cảnh này.
Những thách thức đối với các DN trong việc nhận diện, tận dụng và hiện thực hóa cơ hội để có những thương vụ M&A thành công là gì? Định giá DN có phải là khó khăn, trở ngại chính của M&A tại Việt Nam không, thưa ông?
M&A 2014 sẽ có hai nhánh. Một là mua bán cổ phần của những DN đã CPH xong; hai là mua bán cổ phần của những DNNN trong quá trình CPH. Vì vậy, thách thức sẽ xét theo đặc thù của từng nhóm.
Với các DNNN đang CPH, thách thức ở chỗ DN có thể có tiềm năng nhưng vấn đề là độ mở của nó đến đâu. Nếu cơ cấu sở hữu Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, nhà đầu tư góp cổ phần không có tiếng nói gì trong kinh doanh cũng như quản trị thì các nhà đầu tư sẽ không tham gia. Với DN đã CPH, môi trường pháp lý cũng chưa chuẩn để tiến hành hoạt động M&A. Hệ thống kế toán khác chuẩn quốc tế nên rất khó đánh giá đúng về DN, đặc biệt là với những DN có hai hệ thống sổ sách. Với những DN này, hầu như không có cơ hội được mua.
Về định giá DN, việc này sẽ dựa trên số liệu tài chính, tình hình kinh doanh của DN. Nếu những yếu tố này không minh bạch thì việc định giá sẽ vô cùng khó khăn. Khi mua bán, sáp nhập DN thì chuẩn mực hoạt động DN càng cao càng thuận lợi cho việc mua bán và chỉ những công ty có độ minh bạch, chuẩn mực hoạt động cao thì nhà đầu tư chiến lược mới mua cổ phần với tỉ lệ tương đối. Nếu giá đưa ra không có cơ sở, nhà đầu tư sẽ không đồng ý và không tiến hành được thương vụ.
Thực tế trong quá trình tư vấn M&A cho thấy, ngoài định giá, M&A còn có nhiều khó khăn như sự gặp nhau giữa người mua - người bán, những tranh luận, đàm phán về giá cả... trong đó tìm được DN đạt chuẩn và có thiện chí M&A với nhau là khó khăn lớn nhất.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các công ty tư nhân đối với M&A tại Việt Nam thời gian tới?
Các công ty tư nhân có cơ chế làm việc rất nhanh, có tiềm lực tài chính mạnh, khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh và gặp được đối tác tốt họ thường nhanh chóng đưa ra quyết định. Ví dụ trong đợt bán cổ phần các DNNN của Bộ Giao thông vận tải vừa qua, nhiều công ty cổ phần tư nhân đã mua cổ phần của các DN này. Như vậy, các công ty tư nhân là nhân tố tốt cho quá trình M&A.
Từ những kinh nghiệm của một DN tư vấn M&A chuyên nghiệp, ông có lời khuyên gì với các DN nội?
- Tôi cho rằng DN cần phải hoạt động chuẩn mực, minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật. Mua bán DN hay bất cứ hàng hóa nào cũng cần phải đánh giá đúng về hàng hóa đó, nếu còn cảm thấy nghi ngờ thì không mua. Ở nước ngoài, việc tuân thủ pháp luật tương đối cao, nên việc mua bán thường thuận lợi hơn. Ở nước ta, các DN bán thường gây ra tâm lý e dè, chưa tạo được sự tin tưởng về mặt thông tin đối với DN mua. Với những DN mua, cần phải tìm hiểu kỹ đồng thời nên sử dụng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, ví dụ thuê kiểm toán, các hãng tư vấn luật... để họ tiến hành thẩm định, đánh giá, khảo sát DN bán kỹ càng, tránh được việc mua hớ. Bên cạnh đó, cần có phương án đánh giá quản trị, văn hóa, con người... sau CPH thật chi tiết để sau khi mua được sẽ tiếp nhận DN một cách hài hòa.
Đối với những DN đã niêm yết trên thị trường, việc thâu tóm sẽ diễn ra ngấm ngầm là một phần của cuộc chơi, các DN phải xác định được điều này. Các DN cần có quan hệ cổ đông tốt để các cổ đông có quyết định sáng suốt khi nhận được lời chào mua cổ phiếu của mình. Khi DN chào đón nhà đầu tư chiến lược vào DN mình thì cần có chiến lược định hướng rõ ràng, có cơ cấu sở hữu hợp lý để sau khi có nhà đầu tư chiến lược vào thì vẫn đảm bảo sẽ đi theo chiến lược đã đề ra, đồng thời vẫn tận dụng được lợi thế của nhà đầu tư chiến lược.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Khối dịch vụ Ngân hàng đầu tư, Công ty TNHH Chứng khoán VPBank: “Tại thời điểm này, khi triển vọng kinh tế được hồi phục, dù chưa thực sự khởi sắc, các DN sẽ nhìn nhận thực tế hơn về M&A và định giá của M&A sẽ thực tế hơn. Thời điểm này việc hiện thực hóa M&A cũng sẽ thực chất hơn. Trước đây các nhà đầu tư nước ngoài thiên về đầu tư tài chính, nắm giữ cổ phần với tỷ lệ cổ phần khoảng 20-30% nhưng tại thời điểm này họ rất muốn nâng cao tỷ lệ sở hữu và muốn tham gia sâu vào quá trình điều hành, quản trị cũng như chiến lược lâu dài của DN. Ông Vũ Xuân Thuyên, Phụ trách Phòng Đầu tư và quản trị DN, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Mục tiêu của Chính phủ là chuyển DNNN sang hoạt động theo Luật DN. Các đợt IPO DNNN có thể cổ phiếu bán được không như kỳ vọng, nhưng điều quan trọng nhất là đưa hoạt động quản lý DNNN theo hướng hiệu quả hơn vì quyền lợi của DN và quyền lợi của cổ đông. Theo thông tin chưa chính thức, hiện nay đã tính toán giá trị DN được khoảng 200 DN. Đây là triển vọng lớn cho làn sóng M&A lần thứ 2 này”. T.H (ghi) |