【nhận định anderlecht】Agribank chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Agribank chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Agribank luôn ưu tiên nguồn tín dụng đầu tư vào công nghệ sinh học. Ảnh: Bùi Quy

Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho công nghệ sinh học

Với vai trò là ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong việc dẫn dắt hệ thống các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân (Tam nông) ngày 10/8/2023, Đảng uỷ Agribank đã ban hành Kế hoạch số 41-KH/ĐU-NHNo về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị, với mục tiêu quán triệt, nâng cao nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới.

Cụ thể, Agribank tham gia hỗ trợ phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, ngân hàng ưu tiên nguồn tài chính, tín dụng đầu tư cho các tổ chức trong đầu tư vào công nghệ sinh học; xây dựng kế hoạch, đầu tư, liên kết cho vay chuỗi với các doanh nghiệp công nghệ sinh học để nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới; khai thác sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao của thế giới.

Agribank chủ động cho vay trong lĩnh vực công nghệ sinh học

Để thực hiện thành công Kế hoạch số 41-KH/ĐU-NHNo, Đảng ủy Agribank yêu cầu các cấp ủy, người đứng đầu các đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và Kế hoạch số 41-KH/ĐU-NHNo phù hợp với tình hình đơn vị, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn hệ thống về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết số 36-NQ/TW. Ngân hàng cũng chủ động nghiên cứu, tham gia cho vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ sinh học, quan tâm bố trí nguồn vốn cho vay phát triển ứng dụng công nghệ sinh học vào kế hoạch kinh doanh của hệ thống Agribank.

Trong 35 năm đồng hành, phát triển cùng “Tam nông”, Agribank luôn chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp chất lượng cao; đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam hội nhập EVFTA (Hiệp định thương mại Việt Nam - EU) với những sản phẩm nông nghiệp có giá trị; giúp nông sản Việt từng bước có chỗ đứng và khẳng định thương hiệu trên thị thường quốc tế.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về đẩy mạnh cấp tín dụng đối với các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực, nhằm tối đa hóa hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Agribank đồng thời dành nhiều ưu đãi, triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính, chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này để phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nông nghiệp ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người, cảnh quan sinh thái, Agribank càng ý thức sâu sắc việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường qua mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh do giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu...), giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhờ những chính sách hiệu quả, đặc biệt là chính sách về tín dụng, kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây không ngừng phát triển. Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao để hướng tới những thị trường đầy tiềm năng đang được Chính phủ, các bộ, ngành đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai.

Đưa các nghị quyết về công nghệ sinh học đi vào cuộc sống

Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, ngân hàng xanh trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Agribank đã tích hợp chiến lược phát triển xanh trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Trong đó, hoạt động tín dụng của Agribank xác định ưu tiên cấp vốn cho các dự án xanh, hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Agribank cho biết, hiện nay, với gần 70% dư nợ đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Agribank đang triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Agribank cũng mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, Agribank luôn ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án xanh, phát triển các dự án xanh là một trong những mắt xích quan trọng chuỗi liên kết phát triển bền vững và hỗ trợ giảm phát thải.

Để thực hiện quá trình phát triển xanh, Agribank luôn chú trọng cải tiến các cơ chế, quy trình và có những phương án để tiếp cận với hệ thống tài chính xanh như: cho vay qua tổ vay vốn, cho vay bằng hình thức xe lưu động góp phần đáp ứng kịp thời, hiệu quả nguồn vốn ngân hàng tới người dân địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Thời gian tới, Agribank cũng tập trung ưu tiên nguồn tài chính, tín dụng đầu tư cho các tổ chức trong đầu tư vào công nghệ sinh học góp phần đưa ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng kế hoạch, đầu tư, liên kết cho vay chuỗi với các doanh nghiệp công nghệ sinh học để nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới; khai thác sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế công nghệ sinh học có giá trị cao của thế giới.

Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn Việt Nam tiếp tục cùng Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp trung ương nỗ lực đưa các nghị quyết về công nghệ sinh học đi vào cuộc sống thiết thực, hiệu quả, đóng góp vào thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa khát vọng nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới sớm trở thành hiện thực./.

Agribank thêm tiện ích chuyển khoản liên ngân với hạn mức cao

Nhằm tối ưu trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách, Agribank bổ sung chức năng chuyển khoản liên ngân hàng thường và điều chỉnh hạn mức chuyển tiền liên ngân hàng trên ứng dụng Agribank E Mobile Banking áp dụng từ ngày 15/10/2023 như sau:

Đối với chức năng “Chuyển khoản liên ngân hàng nhanh”: Agribank bổ sung kênh thanh toán cho phép khách hàng chuyển khoản liên ngân hàng nhanh đi tới các ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, BIDV: với hạn mức chuyển khoản tối đa 1 tỷ đồng/giao dịch và 5 tỷ đồng/ngày bằng phương thức xác thực Soft OTP; các ngân hàng khác: hạn mức chuyển khoản 500 triệu đồng.

Hệ thống xử lý giao dịch 24/7, phản hồi kết quả tức thời. Đồng thời, Agribank cung cấp thêm chức năng “Chuyển khoản liên ngân hàng thường”: chuyển khoản tới tất cả các ngân hàng với hạn mức chuyển tiền tối đa 1 tỷ đồng/giao dịch và 5 tỷ đồng/ngày bằng phương thức xác thực Soft OTP. Hệ thống xử lý giao dịch trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, không bao gồm ngày nghỉ/lễ.

Ngoài ra, Agribank đã nâng hạn mức thanh toán hóa đơn với hạn mức tối đa/giao dịch là 100 trăm triệu đồng, hạn mức tối đa/ngày là 500 triệu đồng.