TheđắppháttriểnthươnghiệugạoViệtNamđểxuấtkhẩubềnvữsoi kèo barca vs getafeo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn; đồng thời, mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn. Lượng gạo tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn. Điều này cho thấy, bức tranh chung của toàn ngành gạo thế giới năm 2024 dự báo tiếp tục “sáng” cho các quốc gia có lợi thế xuất khẩu như Việt Nam.
Bức tranh ngành lúa gạo Việt Nam năm 2023 nhiều điểm sáng khi giá cả, thị trường đầu ra thuận lợi. Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn bộc lộ điểm yếu là có rất ít thương hiệu mạnh.
Theo Bộ Công thương, Việt Nam đã và đang tham gia 19 hiệp định thương mại (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Việc tham gia các FTA này giúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam dần được mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá bán cao so với gạo trắng, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu cho gạo Việt Nam.
Xây dựng được thương hiệu gạo là một quá trình gian nan, nhưng rất quan trọng để tăng giá trị xuất khẩu. Ảnh tư liệu |
Nhận thấy những lợi thế mà FTA mang lại, các doanh nghiệp kinh doanh gạo đã xây dựng vùng trồng, sản xuất gạo giá trị cao, có thương hiệu và từng bước tận dụng cơ hội để xuất khẩu vào châu Âu, Nhật Bản…
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, đối với ngành nông sản, nhiều tấm gương về thương hiệu đã được xây dựng thành công như gạo Lộc Trời, gạo Trung An… Tuy nhiên, số lượng thương hiệu không nhiều.
“Có thể nói, xây dựng được một thương hiệu ở Việt Nam đã khó, xây dựng thương hiệu ở EU còn khó hơn nhiều lần. Dưới góc độ cá nhân, tôi cho rằng để có được thương hiệu phải có sự quyết tâm. Ví dụ như Lộc Trời phải rất tâm huyết mới đưa được thương hiệu của mình đến Pháp dưới cái tên Cơm Vietnam Rice” - ông Ngô Chung Khanh nói.
Theo ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, xây dựng được thương hiệu gạo là một quá trình gian nan, hài hoà lợi ích của người nông dân và thương nhân vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm vừa giảm thiểu giá thành sản xuất.
Trung An đã tập trung triển khai chương trình cánh đồng mẫu lớn theo phương thức đôi bên cùng có lợi “nông dân sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp”, mô hình trồng lúa cánh đồng lớn với kiểm soát nghiêm ngặt về nguồn tưới, hóa chất bảo vệ thực vật. Nhờ xây dựng được thương hiệu, Trung An đã từng bước trinh phục được nhiều thị trường lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn chặt chẽ. Điển hình như thị trường EU chấp nhận nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao với giá lên đến 2.000 USD/tấn.
Tuy vậy, ông Phạm Thái Bình cũng chia sẻ, dù doanh nghiệp đã chú trọng việc xây dựng thương hiệu và một vài thương hiệu Việt đã có mặt trên các thị trường Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), song số lượng vẫn khiêm tốn.
Ảnh minh họa |
Do đó, để xây dựng thương hiệu gạo phải xuất phát từ cánh đồng, nghĩa là phải tổ chức lại sản xuất, phải có cơ giới hóa, có giống tốt đủ để cung cấp cho sản xuất; công tác bảo quản và chế biến sau thu hoạch cũng cần phải được đầu tư đúng mức… Những việc này, không thể thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước, các cấp ngành, các hiệp hội, các nhà khoa học cùng bắt tay và liên kết với doanh nghiệp và nông dân.
Để xây dựng được thương hiệu gạo, ông Phạm Thái Bình đề xuất, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cùng nông dân phải chung tay tổ chức vùng nguyên liệu, xác định nhóm giống chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, có định hướng...
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh muốn giá trị cao, chỉ sự cần cù, chịu thương chịu khó thôi chưa đủ, phải nâng quy trình canh tác lên bước gọi là nghệ thuật, là câu chuyện, là khoa học… để bán sản phẩm không chỉ giá trị dinh dưỡng mà phải bán câu chuyện, bán thương hiệu.
Tại hội nghị lúa gạo toàn cầu diễn ra vào đầu tháng 3/2024, tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đang khẩn trương thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới. Trong đó, xây dựng thương hiệu gạo là một nhiệm vụ cấp bách trong tái cơ cấu ngành lúa gạo.
Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg (ngày 2/3/2024) về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới. Trong đó, đáng chú ý là việc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". |