Chiều 12/11,ùithờigianhoànthànhsânbayLongThànhđếncuốinămlàcầnthiếbđ trực tiếp Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trình bày tờ trình về nội dung này, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh 3 nội dung.
Một là, đưa đường “cất hạ cánh số 3” từ giai đoạn 3 lên giai đoạn 1 (xây dựng song song 2 đường cất hạ cánh).
Hai là, điều chỉnh lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành đến cuối năm 2026 (thay vì mốc quý 3/2026 so với điều chỉnh trước đó), chậm 1 năm so với Nghị quyết 94/2015 của Quốc hội.
Ba là, đề xuất cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Tối ưu hóa hiệu quả vận hành trong dài hạn
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc xây dựng ngay “đường cất hạ cánh số 3” bên cạnh và cách “đường cất hạ cánh số 1” đang đầu tư 400m về phía Bắc, để đưa vào khai thác đồng bộ cùng với giai đoạn 1 (thay vì đầu tư tại giai đoạn 3).
Theo cơ quan thẩm tra, việc này bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu khai thác liên tục của cảng hàng không khi một đường cất hạ cánh gặp sự cố, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án…
Bên cạnh đó, có ý kiến quan tâm đến chi phí đầu tư đường cất hạ cánh số 3 khoảng 3.304 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn tiết kiệm sau đấu thầu và dự phòng, tuy nhiên chi phí dự phòng được sử dụng cho khối lượng, công việc phát sinh và trượt giá của dự án đang trong quá trình thực hiện.
Do đó, việc sử dụng chi phí này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án cũng cần được Chính phủ bổ sung, làm rõ.
Ủy ban Kinh tế cũng tán thành việc cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 đến hết ngày 31/12/2026 là cần thiết để hoàn thành toàn bộ giai đoạn 1 của dự án, bao gồm cả đường cất hạ cánh số 3 do thời gian dự kiến hoàn thành đường băng này là 24 tháng.
Cơ quan thẩm tra nhận định, việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện dự án sẽ tạo điều kiện đồng bộ hạ tầng phụ trợ, các tuyến đường kết nối, nhà ga và các công trình hỗ trợ khác một cách hợp lý hơn, đặc biệt là đồng bộ với thời hạn hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 3, giúp tối ưu hóa hiệu quả vận hành trong dài hạn.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho hay, có ý kiến đề nghị Chính phủ làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án, để từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, nguồn vốn thực hiện, không để phát sinh dẫn đến phải tiếp tục thực hiện thủ tục điều chỉnh, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Loại ý kiến này cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm và bài học kinh nghiệm đối với việc tổ chức thực hiện dự án nói riêng và các dự án quan trọng quốc gia nói chung, bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước.
Đồng thời, Chính phủ cần cân nhắc, rà soát điều chỉnh thời gian phù hợp, phấn đấu nỗ lực cao nhất để bảo đảm hoàn thành dự án đưa vào vận hành, khai thác hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.
Về việc cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua, cơ quan thẩm tra cho rằng điều này là phù hợp để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Ủy ban Kinh tế thống nhất với đề xuất của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua các nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.