Nóng hơn
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho hay,êngiakhuyênngườigiàvàtrẻnhỏcẩntrọngvớinắngnólich bóng dá hôm nay nhiệt độ trung bình tháng 3/2015 tại khu vực từ Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ phổ biến ở mức cao hơn so với giá trị trung bình nhiều năm (TBNN) từ 1,5-2,5oC. Đặc biệt, một số nơi khu vực phía tây Bắc Bộ cao hơn tới xấp xỉ 3,0oC. Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và Nam Bộ nền nhiệt độ phổ biến cao hơn so với TBNN từ 0,5-1,0oC.
Nắng nóng xuất hiện sớm ở khu vực phía tây Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ. Ở hai khu vực này đã xuất hiện 2 đợt nắng nóng trên diện rộng ở các khu vực trên, nhiệt độ cao nhất trong các đợt phổ biến trong khoảng 35-38oC, đặc biệt một số nơi, nhiệt độ lên tới trên 39oC.
Dự báo về thời tiết trong nửa cuối tháng 4/2015 này, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho hay, từ nay đến cuối tháng, nền nhiệt phía Bắc cao hơn TBNN, phía Nam ở mức xấp xỉ TBNN.
Từ tháng 5 đến tháng 10/2015, nền nhiệt độ cả nước phổ biến cao hơn TBNN từ khoảng 0,5-1,0oC. Riêng các tháng 7, 8 và 9/2015 nhiệt độ ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ dao động ở mức xấp xỉ TBNN. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ xuất hiện nhiều hơn nhưng không quá gay gắt và ít có khả năng kéo dài như năm 2014.
Nhận định về hiện tượng El Nino, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho hay, theo kết quả tổng hợp dự báo từ các mô hình thống kê và động lực của nhiều Trung tâm nghiên cứu Khí hậu lớn trên thế giới thì khả năng El Nino kéo dài đến mùa hè năm 2015 là 70% và mùa thu - đông năm 2015 là 60%. Tuy còn khác biệt trong các đánh giá về độ tin cậy của dự báo nhưng các Trung tâm nghiên cứu khí hậu đều nhận định hiện tượng El Nino đã khởi phát từ cuối năm 2014 và sẽ chính thức xuất hiện vào các tháng đầu mùa hè 2015. Mặc dù được dự báo là một El Nino có cường độ yếu đến trung bình nhưng có thể kéo dài đến cuối năm 2015.
Đánh giá tác động của El Nino đến nhiệt độ tại Việt Nam, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho hay, nhiệt độ trung bình các tháng ở hầu hết các vùng trong cả nước có xu hướng cao hơn TBNN và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng nóng so với những năm trung tính hay La Nina.
Cẩn trọng các bệnh hô hấp, tiêu hóa và huyết áp, tim mạch
Trong thời tiết nắng nóng, rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp, đặc biệt là đối với trẻ em.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, trời nóng quá, trẻ ngồi điều hòa, quạt, tắm nhiều hơn, uống nước lạnh nhiều hơn. Khi đó, hệ hô hấp của trẻ trở nên yếu do niêm mạc mất nước, họng, mũi khô nếu không được điều trị sớm, chăm sóc đúng trẻ rất dễ trở nặng.
BS Nguyễn Trung Anh, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Lão khoa cho biết, người già trong những ngày nắng nóng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng như say nắng, say nóng, suy nhược vì mất nước hay tái phát các bệnh mãn tĩnh như tăng huyết áp, tim mạch.
Để phòng các bệnh về tiêu hóa, hô hấp hay gặp phải với đối tượng trẻ nhỏ, cần đặc biệt lưu ý giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể, PGS.TS Dũng khuyến cáo, trong thời tiết nắng nóng, đồ ăn rất dễ ôi thiu, gây ngộ độc, tiêu chảy cho trẻ. Cha mẹ cũng luôn phải chú ý đến thực phẩm cho trẻ ăn và giữ vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ vì đây là nguồn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc mắc các bệnh tay chân miệng và bệnh về da.
Để chống nóng cho trẻ trong những ngày này, cần lưu ý các biện pháp chống nóng cho trẻ phải đúng khoa học. Cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ chơi trong phòng điều hòa hoặc quạt mát. Tuy nhiên, điều cần tránh là không để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Khi đã ở trong phòng điều hòa thì không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, sự thay đổi nhiệt độ ngột cũng khiến trẻ dễ đổ bệnh. Khi cho trẻ ra khỏi phòng bật điều hòa, nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa về gần với nhiệt độ môi trường trong một khoảng thời gian khoảng 30 phút rồi mới cho trẻ ra môi trường.
Đối với biện pháp chống nóng bằng quạt, đối với trẻ sơ sinh, không nên để quạt quá gần trẻ, cách 2m trở lên và nên để số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, cần cho bé ăn, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng.
Trần Hoài
Phát hiện loài ký sinh trùng có khả năng làm con người phát điên