【lich bóng đá tối nay】Cần dạy con cách “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
VHO- Người Việt Nam rất trọng lễ nghĩa,ầndạyconcáchĂntrôngnồingồitrônghướlich bóng đá tối nay tình cảm. Vì thế các cụ có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để nhắc nhở con cái về cách giữ gìn phép tắc lịch sự trong sinh hoạt.
Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” do Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức
Tuy nhiên, ngày nay, không ít phụ huynh vì nuông chiều con cái mà không uốn nắn, dạy dỗ con ăn uống theo ý nghĩa của câu tục ngữ này, dẫn tới hình thành cho con mình một cách ăn uống tuỳ tiện và tạo nên những thói quen xấu cho con.
Tưởng nhỏ mà không nhỏ
PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” chính là lời khuyên về cách giữ gìn phép tắc lịch sự trong ăn uống. Khi ngồi ăn cơm cùng gia đình hay giữa một tập thể nào đó thì cần phải tuân theo những quy tắc nhất định. Trông việc ăn uống có vẻ đơn giản nhưng thực chất trong nó chứa đựng rất nhiều những quy tắc mà chúng ta cần tuân theo. “Trông nồi”, “trông hướng” là để chỉ sự quan sát xung quanh và lựa cách ứng xử. Nhất là khi trong mâm cơm có những người lớn tuổi, có khách. Hay trước khi ăn cơm phải mời mọi người, khi ăn không được nói chuyện, đùa nghịch và để bát đũa phát ra tiếng động lớn. Bên cạnh đó, câu tục ngữ này đã được mở rộng ý nghĩa nhằm nhắc nhở chúng ta cần có phong thái, cử chỉ phù hợp với hoàn cảnh.
Phép lịch sự trên bàn ăn tưởng chừng nhỏ, nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới thói quen cũng như tính cách của con trẻ cho đến khi chúng trưởng thành. Vì vậy, phụ huynh cần giúp con hình thành thói quen ăn uống một cách lịch sự ngay từ nhỏ. PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định, để tạo cho trẻ thói quen lịch sự trên bàn ăn, phụ huynh cần dạy con về lời mời trước bữa ăn. Cụ thể, trước khi ăn cơm, bé phải có lời mời tới người lớn tuổi, như ông bà, bố mẹ, anh chị em… Đây là phép tắc, lễ nghĩa cơ bản và quan trọng nhất trên bàn ăn mà trẻ cần học.
Một bộ phận trẻ em được ông bà, bố mẹ ưu tiên và luôn để những đĩa thức ăn ngon, dành những miếng ngon nhất trong đĩa cho chúng. Dẫn tới việc khi lớn lên, thậm chí đến tuổi trưởng thành, rất nhiều nam nữ thanh niên giữ một thói quen ăn uống là cứ vào mâm không cần nhìn trên, nhìn dưới, không cần nhường người lớn tuổi hay em nhỏ mà chỉ nhăm nhăm chọn cho mình những miếng ngon nhất. Thói quen này không chỉ ở gia đình mà khi ra ngoài xã hội, ăn cơm khách, những người này vẫn điềm nhiên “nhanh chóng” gắp hết món mình thích trên đĩa vào bát riêng mà không cần nhìn xem có nên nhường nhịn hay chia sẻ cho những người cùng ăn trong mâm cơm.
Cha mẹ phải làm gương
Trong một thời gian dài trước đây, việc dạy con về lễ nghĩa trong bữa cơm gia đình đã từng rất được chú trọng. Nhưng khi xã hội mở cửa, việc này mai một dần. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bậc cha mẹ, ông bà coi trọng rèn tính cách đứa trẻ từ cách cầm bát, xin cơm. Để giúp con có thói quen tốt trên bàn ăn, cha mẹ cần kiên nhẫn và trở thành tấm gương để trẻ noi theo.
Chuyện ăn uống là nhu cầu cơ bản để tồn tại của con người. Cách ăn uống cũng là thể hiện nét văn hóa. Trong mâm cơm, người có văn hóa ăn với tốc độ vừa phải, ăn có trình tự, không xô bồ, hỗn tạp. Chuyện nói năng trong bữa ăn cũng có những quy tắc bất thành văn, có người trên nói, có người dưới nghe, không nên cãi cọ trong bữa ăn. Đặc biệt, khi con cái đến tuổi vị thành niên, phụ huynh nên đặc biệt chú ý giải thích cặn kẽ thấu đáo ý nghĩa của cụm từ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, người trẻ khi ngồi vào bàn ăn cần phải để ý đến người chung quanh, không phải cứ nhìn chằm chằm vào đĩa thức ăn để kiếm miếng ngon cho mình mà nên nhường nhịn những miếng ngon cho người khác. Người trẻ cần ngồi gần nồi cơm để xới cho mọi người trong gia đình.
Chị Hoài Hương (Trần Duy Hưng, Hà Nội) chia sẻ: “Những hành xử của cha mẹ, ông bà là những người lớn tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nếp ăn, nếp sinh hoạt trong con cháu. Rất nhiều vị khách khi tới ăn cơm ở nhà tôi đều tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi thấy con tôi, cháu mới 5 tuổi nhưng rất đĩnh đạc trong việc ăn uống. Thấy cháu nhỏ, có vị khách định chuyển đĩa thức ăn về phía cháu ngồi. Con tôi nói ngay là những đĩa thức ăn ngon, bố mẹ luôn để về phía ông bà là những người cao tuổi trong gia đình. Và cháu nhất định không để vị khách chuyển đĩa thức ăn về phía cháu. Và nhìn cách cháu gắp thức ăn và ăn uống điềm đạm, rất nhiều người tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Từ nhỏ, tôi đã được bố mẹ dạy dỗ rất kỹ lưỡng về cách ăn uống, phải biết kính trên nhường dưới và tôi dũng dạy con như vậy”.
Nhịp sống hiện đại hối hả, đã khiến bữa cơm gia đình có nhiều biến đổi. Cơm hộp, cơm hàng quán, cơm văn phòng… Những đứa trẻ vừa ăn vừa cắm mặt xem tivi hay điện thoại thông minh… Những bữa cơm gia đình quây quần, đoàn viên, ấm áp dần thưa vắng. Ðó là một trong những nguyên nhân để mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dần lỏng lẻo, là gốc rễ của sự rạn vỡ, bất hoà. Gìn giữ bữa cơm gia đình, gìn giữ hồn cốt của văn hóa truyền thống để “Cơm lành, canh ngọt”, bếp ấm hơi người vẫn là câu chuyện trăn trở của không ít người.
Chính bởi lẽ đó, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” là chủ đề xuyên suốt từ năm 2014 do Bộ VHTTDL phát động vào dịp Ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của hàng triệu gia đình. Bữa cơm là cầu nối của sự vun đắp tình cảm gia đình, của sự chia sẻ và yêu thương, trao truyền và tiếp thu các giá trị văn hóa. Đây cũng là một hành động vô cùng thiết thực để hướng mỗi thành viên trong gia đình có ý thức hơn về ý nghĩa của bữa cơm, là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình.
THÚY HIỀN