【kết quả al hilal】Nông thôn đổi mới
Cùng với nhiều lĩnh vực khác của tỉnh,đổimớkết quả al hilal công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần xây dựng nhiều vùng quê trong tỉnh ngày thêm đổi mới.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường tại nhiều vùng nông thôn trong tỉnh đang trở nên khang trang - sạch đẹp.
Với sự quyết tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở bằng nhiều việc làm thiết thực, giải pháp sáng tạo, cộng với sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp; nhờ vậy, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 32/51 xã đạt chuẩn NTM, số tiêu chí bình quân đạt 17,2 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 10 tiêu chí. “Kết quả xây dựng NTM của tỉnh không chỉ thể hiện qua con số mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, đời sống văn hóa và cảnh quan môi trường có nhiều thay đổi theo hướng thân thiện. Đặc biệt, nhiều vùng quê trên địa bàn tỉnh đang được người dân cho rằng là nơi đáng sống”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên nhấn mạnh.
Sức bật cơ sở hạ tầng
Xác định đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo đòn bẩy quan trọng trong phát triển kinh tế, đời sống cho người dân nông thôn, nhất là đối với những vùng còn nhiều cách trở trong việc đi lại, giao thương hàng hóa, vì vậy trong giai đoạn 2016-2020, tranh thủ từ nhiều nguồn vốn, các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh luôn ưu tiên triển khai xây dựng thêm nhiều công trình NTM, qua đây tạo cho hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đang phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt với hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại cho người dân. Minh chứng về giao thông, thực hiện lồng ghép từ Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và trồng cây gắn với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa được gần 600km đường, 376 cây cầu. Đến nay, toàn tỉnh có 50/51 xã có đường ô tô về đến trung tâm xã và 407/407 ấp có đường xe 2 bánh đi lại dễ dàng.
Chia sẻ về sự đổi thay trên các tuyến đường quê, ông Trần Phú Quốc, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) mãng cầu xiêm Thuận Hòa, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, thông tin: Khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông mà nhiều tuyến đường liên ấp, đường nội đồng trên địa bàn xã được nhựa và bê tông hóa khang trang, rộng rãi. Qua đây đã xóa bỏ hình ảnh nắng bụi, mưa sình lầy từng tồn tại nhiều năm đối với vùng sâu, vùng xa như Thuận Hòa. Đặc biệt, khi đường sá khang trang không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại mà còn giúp chuyên chở hàng hóa của người dân và doanh nghiệp được dễ dàng. Điển hình như tại HTX mãng cầu xiêm Thuận Hòa, nhờ có tuyến đường nhựa trước HTX đã giúp bà con xã viên vận chuyển thuận lợi hơn 2.000 tấn mãng cầu/năm/diện tích hơn 50ha đang cho trái.
Cùng với giao thông, do là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, cống bọng cũng được ngành chức năng tỉnh đặc biệt quan tâm và dần hoàn chỉnh. Theo đánh giá của người dân, các công trình đưa vào sử dụng đều đạt hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những công trình có gắn với công tác phòng, chống hạn mặn vào mùa khô hàng năm.
Ông Nguyễn Văn Lâm, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nhờ được Nhà nước đầu tư đê bao khép kín, cộng với nạo vét thủy lợi nên canh tác lúa, làm vườn của bà con được thuận lợi nhờ chủ động nguồn nước tưới tiêu, nhất là vào mùa khô trong những năm gần đây. Từ việc có điều kiện sản xuất thuận lợi đã giúp ruộng lúa của bà con nơi đây đều trúng mùa, trong đó riêng vụ lúa Đông xuân thường đạt năng suất hơn 10 tấn/ha, nguồn lợi nhuận thu được hơn 25 triệu đồng/ha”.
Bên cạnh 2 lĩnh vực trên, hiện nay toàn tỉnh có 100% số xã được phủ lưới điện từ nguồn lưới điện quốc gia. Các tuyến điện trung thế 3 pha được đầu tư đến trung tâm các xã và trục lộ giao thông thủy, bộ quan trọng; các tuyến điện trung thế 1 pha triển khai dọc tuyến, cụm dân cư trên địa bàn các xã, ấp đảm bảo vị trí đặt trạm phân phối hợp lý, cấp điện phục vụ nhu cầu sử dụng điện của người dân. Bên cạnh đó, các thiết chế văn hóa cơ sở ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của người dân, tạo được môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn, tạo được hiệu quả xã hội tích cực. Ngoài ra, từ nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa, hạ tầng giáo dục ngày càng cải thiện, hiện tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh là 261/326 trường. Mặt khác, mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông đã mở rộng đến xã, phường, thị trấn; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp, xây mới các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và cung cấp internet đến ấp, qua đây giúp người dân nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông thuận lợi.
Ông Nguyễn Văn Y, ở ấp 3A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Cùng với hệ thống điện, đường, trường, cơ sở vật chất văn hóa,… của địa phương được đầu tư khang trang thì trong những năm gần đây dịch vụ internet đã về tới vùng nông thôn. Việc phát triển internet không chỉ giúp nông dân truy cập mạng để học tập được nhiều mô hình sản xuất hay, hiệu quả mà còn tạo điều kiện cho bà con ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất dễ dàng. Riêng gia đình tôi đã ứng dụng công nghệ 4.0 để tưới nước tự động cho vườn cây ăn trái bằng việc liên kết với chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet”.
Thu nhập tăng cao, hộ nghèo giảm mạnh
Song song với sự phát triển cơ sở hạ tầng thì trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều bước tiến gắn với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, nhằm thực hiện tốt vấn đề cốt lõi trong xây dựng NTM là không ngừng nâng cao nguồn thu nhập cho người dân, vì vậy các địa phương trong tỉnh luôn tập trung chỉ đạo, thực hiện việc chuyển đổi, áp dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, công nghệ cao,... gắn sản xuất với tiêu thụ và xây dựng nhãn hiệu nông sản để gia tăng giá trị, hình thành và phát triển nhãn hiệu hàng hóa. Nổi bật là Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của HTX”, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT),… Đặc biệt, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, đến nay tỉnh có 46 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 và 4 sao cấp tỉnh.
Ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, cho hay: Ngoài các đề án trên thì từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được phân bổ, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ và xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng liên kết chuỗi giá trị, với tổng diện tích hỗ trợ 40ha. Đến nay, đơn vị đã hoàn thành tất cả các phần việc như giao cây giống, phân hữu cơ, phân bón lá cho các hộ dân, đồng thời hỗ trợ hệ thống tưới, bao trái, tổ chức tập huấn… Từ mô hình này sẽ làm điểm để các địa phương trong tỉnh xem xét nhân rộng.
Từ việc triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp, mức thu nhập của người dân nông thôn ngày càng tăng đáng kể. Theo đó, đến cuối năm 2020 này, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 52,36 triệu đồng/người/năm, có 35/51 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, 100% số xã duy trì đạt tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm và 49/51 xã đạt tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất. Đồng hành với tiêu chí thu nhập thì những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đem lại nhiều kết quả thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm, hỗ trợ về y tế và giáo dục, hoạt động trợ giúp pháp lý, từ đó tăng dần mức sống dân cư ở các xã nghèo, các vùng khó khăn, hạn chế tái nghèo. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm từ 2-3%/năm và hiện tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chỉ còn 3,1%. Bên cạnh đó, các xã được công nhận tiêu chí về môi trường đều có từ 90-95% hộ gia đình có trồng hàng rào cây xanh và bê tông kiên cố, đồng thời người dân có ý thức trong việc tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, cũng như rác thải sinh hoạt được bà con thu gom và xử lý bằng biện pháp đốt hoặc chôn lấp đúng quy định.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho biết: Phong trào “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ bằng việc quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn xã NTM, NTM nâng cao. Xây dựng NTM đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh; trong đó nổi bật là kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… ngày càng được đầu tư cơ bản đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, người dân rất hài lòng về kết quả xây dựng NTM đối với các xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Kết quả xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 sẽ làm cơ sở vững chắc để Hậu Giang tiếp tục vươn xa hơn trong tiến trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp trên các mặt.
Giai đoạn 2021-2025, Hậu Giang đề ra một số mục tiêu lớn trong xây dựng NTM như: phấn đấu có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM; Châu Thành A đạt chuẩn huyện NTM nâng cao; phấn đấu công nhận thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, 14 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã NTM kiểu mẫu; không có xã đạt dưới 16 tiêu chí... |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC