【link vào dabet】Sẽ xem xét sửa đổi Luật Đất đai vào kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV

quốc hội

Các Đại biểu Quốc hội làm việc ngoài giờ để kịp hoàn thành chương trình sau khi rút ngắn thời gian. Ảnh: quochoi.vn.

Chiều 27/7,ẽxemxétsửađổiLuậtĐấtđaivàokỳhọpthứbaQuốchộikhólink vào dabet với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua 4 nghị quyết. Đó là: Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”; Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế

Với 475 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Nghị quyết nêu rõ, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026 là: bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Mục tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết, đó là: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700 - 5.000 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP…

Các chỉ tiêu về xã hội gồm: Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 67 năm; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28 - 30%...

Tại Nghị quyết này đã đưa ra 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, như: tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân và an sinh xã hội; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số…

Giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên phạm vi cả nước

Với 476 ĐBQH tán thành (chiếm 95,39% tổng số ĐBQH), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Thành lập đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”.

Theo đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn giám sát; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường làm Phó Trưởng đoàn thường trực. Một số lãnh đạo Ủy ban làm Phó Trưởng đoàn. Các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia tham gia đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Đoàn giám sát tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan trên phạm vi cả nước.

Đối tượng giám sát là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nội dung giám sát là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Trình Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) kỳ họp thứ 3

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Quốc hội quyết nghị: bổ sung vào Chương trình năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ hai theo quy trình tại một kỳ họp); điều chỉnh thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021) sang Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022) và thông qua tại Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).

Theo Nghị quyết này, đối với Chương trình năm 2022, tại Kỳ họp thứ ba sẽ trình Quốc hội thông qua: dự án Luật Cảnh sát cơ động; dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, nếu có).

Đồng thời, cho ý kiến về: dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần một); dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Tại Kỳ họp thứ tư, trình Quốc hội thông qua: dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về: dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần hai).

Như vậy, sau nhiều kỳ lỡ hẹn, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ ba và tiếp tục cho ý kiến lần 2 vào kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV./.

Minh Anh