Empire777

(CMO) Bạn hỏi: Viết về khởi nghĩa Hòn Khoai, về thầy giáo Hiển và những đồng đội, đồng chí anh hùng nhan dinh tbn

【nhan dinh tbn】Tự hào quá khứ, vươn tới tương lai

Báo Cà Mau(CMO) Bạn hỏi: Viết về khởi nghĩa Hòn Khoai, về thầy giáo Hiển và những đồng đội, đồng chí anh hùng dịp tháng Bảy liệu có được không? Bạn nghĩ rằng, chỉ khi gió chướng thổi mạnh độ tháng 12, trong hào khí đoàn người dong buồm ra đảo, làm nên sự kiện chấn động Nam Kỳ, chấn động lan tới cả kinh đô ánh sáng Paris, khi ấy những dòng chữ mới có linh hồn, mới là hợp tình, hợp lẽ.

Bạn ạ! Chẳng có đất nước nào như nước Việt Nam mình, cứ đến tháng Bảy, đi đâu đâu cũng thấy những dòng tuôn chảy của ký ức, của đau thương mất mát, nhưng vút lên trên tất cả là giai điệu tự hào, tự tôn của một dân tộc đã chiến đấu và chiến thắng. Trên mảnh đất Cà Mau này, ngay dưới chân bạn, một TP. Cà Mau loại II đang sức “Thánh Gióng vươn lên”, thầy giáo Hiển và những người đồng đội đã ngã xuống trong những ngày tháng Bảy. Anh linh của các anh hùng còn lưu luyến mãi, hoà quyện vào hành trình gian lao, hy sinh và rất đỗi tự hào của mảnh đất cực Nam này.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau viếng Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai. 
Từ truyền thống đáng tự hào, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Ảnh: DUY KHẢI

Lần giở lại những chồng sách cũ, tôi bỗng thổn thức với dòng chú thích nhỏ bên dưới bức ảnh: “Đồng chí Đoàn Thanh Vị, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải đặt viên gạch đầu tiên xây dựng công trình Nghĩa trang 10 liệt sĩ Hòn Khoai năm 1940 tại Cà Mau”. Ngày đó bác Ba Vị tóc mới chớm hoa râm, ngồi tỉ mẩn cầm cây bay và đặt viên gạch đầu tiên để dựng nên công trình thể hiện sự tri ân sâu sắc, sự ghi nhớ trường tồn của đất và người Minh Hải với công lao, đóng góp của những anh hùng khởi nghĩa Hòn Khoai. Năm ấy là năm 1983, khi quê hương còn chưa hết những đau nhức của chiến tranh, cuộc sống còn lắm nỗi lo toan. Rất tiếc là những ngày cuối đời của bác Ba, tôi không có dịp để hỏi kỹ về hoàn cảnh khởi công công trình ý nghĩa này, nhưng có lần bác Ba nói đại ý, khởi nghĩa Hòn Khoai là mốc son chói lọi, là ngọn đuốc dẫn đường của phong trào cách mạng Cà Mau.

Về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, các bài viết, các đầu sách và nhiều nguồn thông tin gần như đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ về diễn biến, kết quả. Thế nên, bài viết này chỉ góp thêm ít tư liệu những ngày tháng Bảy năm 1941, trước và sau sự kiện Pháp lập pháp trường xử tử 10 anh hùng khởi nghĩa Hòn Khoai, đó là ngày 12/7. Địa điểm Pháp lựa chọn lập pháp trường là sân vận động (nay là góc đường Ngô Quyền - Lý Bôn, thuộc Phường 2, TP Cà Mau). Không ngẫu nhiên, giặc cho lập pháp trường công khai, mưu đồ sâu xa của chúng là nhằm thị uy sức mạnh, uy hiếp tinh thần của nhân dân, đây cũng là sự kiện giặc hy vọng sẽ làm suy giảm và lung lay ý chí, tinh thần của lực lượng cách mạng. Pháp nghĩ rằng, thủ tiêu được thầy giáo Hiển cùng đồng đội, nắm trong tay những nhân vật cộm cán của phong trào cách mạng Cà Mau thì coi như phần thắng đã chắc trong tay.

Từ cuối năm 1940, Pháp dẫn giải những nghĩa sĩ về giam giữ cẩn thận trong hệ thống khám bót ở thị xã Bạc Liêu, Cà Mau. Chúng đặc biệt lưu tâm đến những người cầm đầu như thầy giáo Hiển, các đồng chí trực tiếp tham gia khởi nghĩa Hòn Khoai và những người mà Pháp coi là “đầu sỏ” của cộng sản ở Cà Mau. Giặc canh phòng cẩn mật, tổ chức tra khảo, lấy cung hằng ngày. Không lung lay được ý chí của những người cộng sản kiên trung, giặc chuyển sang dùng lời lẽ đường mật để lôi kéo, hứa hẹn. Thất bại, giặc càng điên cuồng tra tấn. Theo lời kể của cô Nguyễn Thị Dung (là em gái thứ mười của Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Đắc) thì: “Sau khi các anh bị giặc bắt, chúng còn điên cuồng vây ráp, bắt bớ những người dân thuộc vùng Tân Ân - Rạch Gốc. Giặc nghi ngờ ai là bắt và tống vào ngục giam, tôi cũng bị bắt nhốt ở nhà tù Bạc Liêu”. Với linh tính của đứa em gái, cô Dung thuật lại: “Chợt một lần, tôi nghe tiếng ho rất quen của anh Tám Đắc. Đến khu nhà vệ sinh, tôi buột miệng kêu anh Tám, anh Tám thì có tiếng nói lại rất to (dù không thấy mặt): “Em ở nhà ráng nuôi cha mẹ, anh chắc không thể sống”.

Cũng trong những lần gặp gỡ với chú Sáu Tuôi (Huỳnh Văn Tuôi, ngụ thị trấn Rạch Gốc), chú có cho biết: “Chú được chính bác Hai Dĩa (Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa) thuật lại, vùng Rạch Gốc - Tân Ân sau khởi nghĩa Hòn Khoai thì 108 nóc gia, có hơn 80 gia đình có người bị giặc bắt bớ, tống vào ngục giam”. Về ngày các anh hùng khởi nghĩa ra pháp trường, cô Nguyễn Thị Dung hồi nhớ: “Gia đình tôi và bà con có lên tận thị xã Cà Mau. Bữa đó trời u ám, giặc canh phòng nghiêm mật thành nhiều vòng, sau đó dẫn giải đoàn nghĩa sĩ ra cột bắn”. Dòng người không chỉ từ Rạch Gốc - Tân Ân, cái nôi khởi nghĩa, mà còn như nối dài mãi từ khắp mọi ngõ ngách của thị xã. Trước giờ giặc hành quyết, giáo Hiển không đồng ý bịt mắt bằng dải khăn đen, người anh hùng muốn ngắm nhìn quê hương, nước non, những đồng đội, đồng chí lần sau chót.

“…Chúng tôi là những người cộng sản coi cái chết rất bình thường. Chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được ấm no, nhứt định những người kế tục chúng tôi sẽ tiêu diệt thực dân Pháp! Nhất định Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập!...”.
“Đả đảo đế quốc Pháp!
Đông Dương độc lập muôn năm!
Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm!”
Giáo Hiển đã nói như thế trước khi đi vào bất tử.
Sau thời khắc ấy, Cà Mau chìm trong không khí tiếc thương. Đoàn người trở về Tân Ân - Rạch Gốc trong cơn mưa dầm tháng Bảy. Không ai nói với ai, nhưng niềm căm hờn cao ngút, đất và người Cà Mau nguyện lòng biến “đau thương vô cùng thành sức mạnh vô biên”. Cũng trong những tư liệu lưu giữ lại còn có bức thư của đồng chí Quách Văn Phẩm, Thường vụ Tỉnh uỷ gởi gia đình với nội dung: “Con đã làm tròn phận sự, đền xong nợ nước. Nay có chết, cha mẹ, gia đình đừng buồn…”.

Qua biết bao thăng trầm thời cuộc, pháp trường khi xưa giờ là góc phố phường tấp nập ở một thành phố trẻ năng động. Tấm bia tưởng niệm khiêm tốn nằm đó, nhắc nhớ thế hệ sau về một trong những cuộc chia ly vĩ đại ở mảnh đất Cà Mau. Các anh ra đi, để lại tinh thần bất diệt, để lại niềm tiếc thương vô hạn. Nhưng niềm tin, ý chí sắt son, kiên định và tấm gương sáng ngời về tinh thần cách mạng của các anh đã trở thành mạch nguồn tiếp sức cho biết bao lớp người kế tiếp. 13/12 trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau. Còn ngày 12/7, là ngày mà hằng năm, bà con vùng Rạch Gốc - Tân Ân vẫn làm đám cúng cơm, để tưởng nhớ và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Hôm cô Dung thắp hương khấn anh Tám Đắc về phù hộ, độ trì, cô vẫn nhớ: “Anh Tám hiền lắm, nhưng rất thương em gái. Tới giờ anh tui cũng không có được tấm ảnh thờ…”.

Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên, các anh hùng, liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai ra đi trong những ngày tháng Bảy. Sau này, ngày 27/7 chính thức trở thành ngày Thương binh - Liệt sĩ của một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Những lời tiên tri trước khi hy sinh của giáo Hiển và các đồng chí đã trở thành sự thật. Tiếp sau các anh, có biết bao nhiêu người con Cà Mau lại tiếp tục chiến đấu và nhẹ nhàng nằm lại trong lòng đất mẹ. Cà Mau ơi! Đẹp hơn, thiêng liêng hơn trong những ngày tháng Bảy.

Anh linh của tất cả những người con đã xả thân vì quê hương, vì hoà bình, độc lập, vì tương lai của mảnh đất này cùng có mặt trong phút giây đất trời và lòng người thương nhớ./.

 Phạm Quốc Rin

Nghĩa trang 10 Anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai được xây dựng năm 1983 (tỉnh Minh Hải), được tỉnh Cà Mau phê duyệt dự án nâng cấp thành Đền thờ 10 Anh hùng liệt sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai với diện tích hơn 8.000 m2, gồm nhiều hạng mục, tổng mức đầu tư trên 40 tỷ đồng. Năm 2017, sau hơn 1 năm thi công, đền thờ đã hoàn thành giai đoạn 1 với các công trình kiến trúc chính. Hiện tại, đền thờ đang hoàn thiện các hạng mục ở giai đoạn 2. Đây là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh của Cà Mau, công nhận theo Quyết định số 573/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh ngày 6/4/2011. Công trình vừa có giá trị văn hoá - lịch sử, vừa là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, cũng là nơi du khách đến Cà Mau không thể bỏ qua.

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap