您现在的位置是:Empire777 > La liga

【xỉu 2.5/3】Doanh nghiệp thủy sản bứt phá từ mảng xuất khẩu

Empire7772025-01-11 17:51:16【La liga】8人已围观

简介VASEP kiến nghị gỡ vướng cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối nămThủy sản Minh Phú được gia hạn chế độ do xỉu 2.5/3

VASEP kiến nghị gỡ vướng cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm
Thủy sản Minh Phú được gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên
Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực chế biến gia tăng xuất khẩu
Doanh nghiệp thủy sản nỗ lực chế biến gia tăng xuất khẩu.

Doanh thu kỷ lục

Trong nửa đầu năm 2022, XK của ngành thuỷ sản ghi nhận nhiều mốc kỷ lục, như: Kỷ lục doanh số, kỷ lục về tăng trưởng so với nửa đầu các năm. Các doanh nghiệp XK thuỷ sản đã thu về 5,7 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo của VASEP, trong cơn bão lạm phát giá đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao, các doanh nghiệp chế biến và XK thuỷ sản vẫn mạnh mẽ vươn lên. Doanh nghiệp thuỷ sản đã nỗ lực vượt qua, chớp lấy cơ hội từ những thị trường đang có nhu cầu lớn, như: Mỹ, EU, Trung Quốc và những thị trường luôn ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản chế biến tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, cùng nhiều thị trường tiềm năng khác để gia tăng XK.

Trong kết quả XK chung của ngành thủy sản phải kể đến kết quả kỷ lục của mặt hàng cá tra với doanh số 1,4 tỷ USD, tăng 82% so với cùng kỳ. Mặt hàng tôm XK vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 40% với gần 2,3 tỷ USD. Các mặt hàng hải sản dù khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, mang về trên 2 tỷ USD.

Thiếu nguyên liệu cho chế biến XK nên doanh số xuất tôm trong tháng 6/2022 chỉ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn 7% đạt 450 triệu USD. Luỹ kế nửa đầu năm 2022, XK tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng XK thuỷ sản. Lạm phát giá và thiếu nguyên liệu là một bài toán khó cho DN tôm trong giai đoạn hiện nay. Tôm chân trắng tươi/đông lạnh size nhỏ vẫn được ưa chuộng trong giai đoạn khủng hoảng lạm phát này. Tuy nhiên, một số DN cũng chọn giải pháp tăng tỷ lệ tôm chế biến giá trị gia tăng để XK sang những thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, EU khắc phục bối cảnh nguyên liệu khan hiếm.

Nhiều doanh nghiệp bứt phá

Theo VASEP, mặc dù khó khăn, nhưng nhiều doanh nghiệp có doanh số XK tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm nay. Nhóm doanh nghiệp tăng trưởng mạnh tập trung nhiều hơn vào ngành hàng cá tra. Trong đó, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đứng đầu trong số gần 900 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản với doanh số trên 226 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến động thị trường năm 2022 như lạm phát và chiến sự Nga – Ukraine lại là cơ hội cho ngành cá tra XK Việt Nam. Cá tra sẽ được lựa chọn thay thế cho cá minh thái và cá tuyết tại một số thị trường lớn.

Ngoài Vĩnh Hoàn, các công ty XK cá tra khác cũng ghi nhận mức tăng doanh số cao như Công ty Thuỷ sản Biển Đông tăng 41%, công ty IDI tăng 86%, NAVICO tăng 41%, công ty Vạn Đức Tiền Giang tăng gần 61%, Công ty Đại Thành Tiền Giang tăng 118%...

Dẫn đầu trong các doanh nghiệp XK tôm và đứng thứ 2 trong các doanh nghiệp XK thuỷ sản là Công ty CP Thuỷ sản Sóc Trăng (STAPIMEX) với kim ngạch 188 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ. Tập đoàn Minh Phú đứng thứ 3, doanh số tăng nhẹ 6%, tuy nhiên XK của Công ty Minh Phú – Hậu Giang lại tăng 30%. Nhiều doanh nghiệp tôm khác vẫn giữ được tăng trưởng cao như: Công ty CP dịch vụ và Thuỷ sản Cà Mau (CASES) tăng 47%, Công ty Thuận Phước tăng 13%, Công ty Tài Kinh Anh tăng 73%.

Đáng lưu ý có Công ty TNHH MTV SX TM Anh Nhân bứt phá ngoạn mục với doanh số gấp gần 5 lần so với cùng kỳ.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta, trong hoàn cảnh chung đầy khó khăn vì dịch bệnh nhưng trại tôm có kết quả nuôi khá khả quan. Qua đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, góp phần đáng kể tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu chung của FMC đạt 118,6 triệu USD, bằng 136% so cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận chung, dự kiến sẽ tăng trên 40% so cùng kỳ năm 2021.

Theo nhận định của lãnh đạo FMC, lạm phát khiến sức cầu không như ý và giá cả tiêu thụ khó cải thiện. Nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh vì người nuôi chùng tay thả nuôi vụ 2 do dịch bệnh còn tiềm ẩn. Sách lược công ty là tăng cường tiêu thụ các thị trường phù hợp thế mạnh của công ty và có tỉ suất lợi nhuận tốt.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ, hiện nay, hơn 80% nguyên liệu cá ngừ, doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các quốc gia XK khác. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến XK cá ngừ.

Khó khăn hơn tôm và cá tra, doanh nghiệp hải sản càng nỗ lực vượt trội và đã đạt được kết quả cao hơn năm trước. Trong đó, những công ty cá ngừ như Hải Long Nha Trang tăng doanh số XK 58%, Công ty CP thuỷ sản Bình Định tăng 33%, Công ty Hải Vương (HAVUCO) tăng 144%, Công ty Tín Thịnh tăng gấp đôi doanh số so với cùng kỳ... Nhiều công ty hải sản khác cũng ghi nhận XK tăng mạnh như Nha Trang Seafood F17 tăng 34%, Công ty CPTS NTFS tăng 87%, Công ty TNHH Hải Nam tăng 67%...

Nửa cuối năm 2022 nguyên liệu tôm, hải sản sẽ khó hơn đầu năm, nhu cầu các thị trường lớn cũng sẽ hạ nhiệt. Nhưng với sự linh hoạt và nỗ lực của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam, năm nay XK thủy sản chắc chắn sẽ đạt kỷ lục với kim ngạch XK 10 tỷ USD.

很赞哦!(9)