【alanta vs】Vừa báo lãi đậm, công ty chứng khoán lại đối mặt với nhiều rủi ro trong nửa cuối năm

Nhiều công ty chứng khoán gặp lỗi với hệ thống giao dịch mới
Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi kỷ lục trong năm 2021
Sự thăng hoa của thị trường mở ra cơ hội tươi sáng cho các công ty chứng khoán
Nhiều công ty chứng khoán đạt lợi nhuận kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2021

Lãi kỷ lục

Báo cáo tài chính quý 2/2021 của Công ty chứng khoán VNDirect ghi nhận doanh thu hoạt động gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước, đạt 1.091 tỷ đồng. Trong đó, các mảng hoạt động tự doanh, môi giới đều đạt tăng trưởng cao. Sau khi trừ các chi phí, lãi ròng của VNDirect đạt 389 tỷ đồng, gấp 2,9 lần kết quả của quý 2/2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, công ty ghi nhận 2.154 tỷ đồng doanh thu và 904 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 148% và 368% so với cùng kỳ năm 2020.

Lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 của Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cũng tăng trên 41%, đạt xấp xỉ 310 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, công ty lãi ròng 581 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với nửa đầu năm 2020.

Công ty chứng khoán Everest thậm chí còn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới gần 6 lần trong quý 2/2021, đạt gần 104 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước chỉ đạt 15 tỷ đồng). Lũy kế 6 tháng, mức lãi ròng đạt tới 178 tỷ đồng, tăng trưởng rất cao so với mức lãi chỉ vỏn vẹn 3,8 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020.

Tại Công ty chứng khoán SSI, lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt 703,5 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với quý 2/2020; lũy kế 6 tháng, lãi trước thuế đạt 1.232 tỷ đồng, tăng trưởng 84% so với cùng kỳ năm 2020.

Tương tự, nhiều công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng rất cao như chứng khoán KIS đạt lãi ròng 133 tỷ đồng trong quý 2/2021 và 237 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, lần lượt gấp 3,3 lần và gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Chứng khoán Rồng Việt ghi nhận lợi nhuận sau thuế 149 tỷ đồng trong quý 2/2021, tăng trưởng 47%; lũy kế 6 tháng lãi ròng đạt 247 tỷ đồng, gấp 19 lần cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, không phải công ty chứng khoán nào cũng nắm bắt được sự tích cực của thị trường chung. Cụ thể, Công ty chứng khoán EuroCapital ghi nhận lỗ 1 tỷ đồng trong quý 2/2021 và lỗ 2,2 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021.

Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, khoản lỗ trong kỳ đến từ việc doanh thu hoạt động thấp hơn so với chi phí. Cụ thể, tổng doanh thu quý 2/2021 chỉ đạt 303 tỷ đồng nhưng tổng chi phí hoạt động và chi phí quản lý lại lên tới 1.392 tỷ đồng. Tính chung nửa đầu năm, tổng doanh thu của công ty chỉ đạt 397 tỷ đồng, nhưng chi phí lại ngốn tới 2.613 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty chứng khoán Đại Việt cũng ghi nhận lỗ 4 tỷ đồng trong quý 2/2021, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi gần 12 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, công ty chỉ có lãi vỏn vẹn gần 2,5 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6/2021, công ty lỗ lũy kế 34 tỷ đồng.

Chậm lại vào cuối năm

Trong báo cáo phân tích triển vọng ngành chứng khoán trong nửa cuối năm 2021 và năm 2022, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2021 của 4 công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất ước tính tăng trưởng xuất sắc khoảng 155,3% so với cùng kỳ năm trước từ mức thấp trong 6 tháng 2020 do ảnh hưởng của đại dịch. Kết quả này là nhờ giá trị giao dịch trung bình ngày đạt 22,8 nghìn tỷ đồng (889 triệu USD), tăng ấn tượng 375% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến tháng 6/2021, VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự 1.400 và đóng cửa ở 1.408,55 điểm - mức đỉnh mọi thời đại. Kể từ đầu năm, chỉ số VN Index ghi nhận mức tăng 27,6%, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận của 4 công ty này sẽ bình thường trở lại với mức tăng chỉ 7,7% trong nửa cuối năm 2021 so với mức cao trong nửa cuối năm 2020. Tăng trưởng lợi nhuận ước tính là 66,8% cho cả năm 2021 và sẽ bình thường hóa ở mức 21,4% vào năm 2022. Mặc dù kỳ vọng doanh thu sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022 nhờ phí môi giới và cho vay ký quỹ, động lực hiện tại của thị trường có thể giảm tốc trong nửa cuối năm 2021 sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm – tạo áp lực giảm thu nhập từ mảng tự doanh.

Rủi ro chính của ngành là biên lợi nhuận giảm đối với hoạt động kinh doanh cốt lõi, bao gồm cho vay và môi giới chứng khoán, do áp lực cạnh tranh gay gắt. Lạm phát tăng, lãi suất tăng và giá cổ phiếu giảm có thể dẫn đến thanh khoản thị trường và lợi nhuận giảm.

Hiện các công ty chứng khoán đang đẩy mạnh việc số hóa (đặc biệt trong top 5 công ty chứng khoán hàng đầu) trong vận hành, sản phẩm và các kênh bán hàng nhằm cải thiện biên lợi nhuận. Tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập môi giới chứng khoán đã cải thiện đáng kể tại nhiều công ty.

Các công ty chứng khoán đã đưa ra nhiều sản phẩm quản lý tài sản để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư cá nhân, ví dụ trái phiếu doanh nghiệp, công cụ tiền gửi, bảo hiểm nhân thọ, quỹ mở...

Đặc biệt, trong cuộc chiến giành thị phần, thị phần môi giới trên sàn TPHCM của 5 công ty chứng khoán lớn nhất đã tăng từ 44% năm 2020 lên 46,4% trong 6 tháng đầu năm 2021. Các công ty chứng khoán lớn nhất có lợi thế về quy mô và khả năng cung cấp các giải pháp sáng tạo để mở rộng thị phần.