Empire777

Các tham luận trong hai ngày khiến hội thảo Biển Đ& kết quả tỷ số bồ đào nha

【kết quả tỷ số bồ đào nha】Công ước Luật Biển mang tính sống còn với Biển Đông

Các tham luận trong hai ngày khiến hội thảo Biển Đông tại Hà Nội trở nên nóng bỏng,ướcLuậtBiểnmangtiacutenhsốngcogravenvớiBiểnĐkết quả tỷ số bồ đào nha trong đó quan điểm được hầu hết học giả nhất trí là chỉ có Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) mới giúp kiểm soát các mối đe dọa an ninh trên Biển Đông.

Hội thảo Biển Đông lần quy tụ gần 200 đại biểu trong nước, quốc tế

Không khí tranh luận nóng bỏng của hơn 30 tham luận cùng hàng chục ý kiến trong 2 ngày đã khiến hội thảo Biển Đông lần này được đánh giá thành công nhất từ trước tới nay. “Hai mươi năm trước, khi nói về tranh chấp lãnh thổ hay hành vi các bên liên quan thì lập tức xảy ra cãi nhau, vỡ hội thảo. Nhưng bây giờ, tôi tin rằng, chúng ta có thể và cần phải nhìn thẳng vào mắt nhau, nói ra những suy nghĩ về nhau, tin và đối thoại được với nhau”, Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý tổng kết tại buổi kết thúc hội thảo Biển Đông, chiều 5-11.

Kết thúc muộn hơn dự kiến gần một giờ đồng hồ, hội thảo tại Hà Nội lần này được đánh giá “thành công nhất từ trước tới nay”. Theo ông Đặng Đình Quý, ngoài số lượng đại biểu đông, thành phần đa dạng và thảo luận thiết thực, trong suốt 8 phiên làm việc, có lúc diễn đàn trở nên rất “căng”. Song đó lại là điểm thành công, thể hiện sự phát triển về mặt nhận thức, trưởng thành về bản lĩnh của các học giả nghiên cứu Biển Đông.

Cũng theo Giám đốc Học viện Ngoại giao, sau hai ngày trao đổi, còn có ý kiến khác nhau về tác động của những sự kiện xảy ra trên Biển Đông thời gian qua hay ý kiến khác nhau giữa các bên liên quan về việc áp dụng Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) như thế nào đề trở thành công cụ hữu hiệu hạn chế xung đột… Ông Quý hy vọng đây sẽ là những chủ đề sẽ được giải đáp trong hội thảo lần tới.

Các tham luận và ý kiến của những học giả trong hội thảo đề cập đến nhiều chủ đề từ quen thuộc như tầm quan trọng của Biển Đông hay chủ đề thời sự như các diễn biến gần đây, giải quyết tranh chấp, bàn về khía cạnh pháp lý của “đường lưỡi bò” đều được bàn thảo một cách tích cực.

Theo giáo sư Geoffrey Till (Trường King's College, Anh), điều kiện tiên quyết với các học giả nghiên cứu Biển Đông là phải hiểu vấn đề, lắng nghe và giữ đầu óc mở thay vì tư duy hẹp hòi. Ngoài ra, cần xem xét một số lĩnh vực cụ thể nhằm xây dựng lòng tin như định nghĩa đường ranh giới chữ U là gì, bởi gần đây trong khu vực xảy ra nhiều diễn biến phức tạp liên quan tới khái niệm này.

Tại hội thảo, các học giả Trung Quốc, Đài Loan cũng lên tiếng thể hiện quan điểm. Các học giả này cho rằng vai trò của bên thứ 3 làm trung gian trong giải quyết tranh chấp biển Đông thì “có hại nhiều hơn là lợi” cũng như “không thể trông mong vào Mỹ để giải quyết tranh chấp”.

Thậm chí, có học giả Trung Quốc còn cho rằng chính quy định về thềm lục địa 200 hải lý trong UNCLOS đã gây ra nhiều tranh chấp, vì vậy cần giải quyết dựa trên cơ sở lịch sử… Tuy nhiên, quan điểm này lập tức bị bác bỏ.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã và nhà nghiên cứu Dương Danh Dy tại hội thảo

Quan điểm được hầu hết các học giả nhất trí là cần dựa vào UNCLOS, vì chỉ có giải thích và áp dụng đúng đắn công ước mới giúp kiềm chế và kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải trên Biển Đông. Đồng thời, công ước này cần phải được các bên liên quan tới tranh chấp coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mình cũng như là cơ sở quan trọng nhất của các cuộc thảo luận. Do đó, các bên cần tuân thủ nghiêm chỉnh văn bản này trong các hành vi đối nội, đối ngoại liên quan tới Biển Đông.

Các học giả cũng thảo luận về nỗ lực của các nước liên quan trực tiếp và của khối ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột trên Biển Đông. Một số ý kiến cho rằng để thực hiện được khai thác chung thì trước hết cần phải làm rõ vùng nào có thể khai thác chung; một số khác đề cập tới vai trò của Tòa trọng tài hoặc ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về Luật biển trong xử lý các vấn đề pháp lý cụ thể… Nhiều ý kiến cho rằng cần thúc đẩy vai trò lớn hơn của ASEAN trong quản lý tranh chấp ở vùng biển này.

Dựa trên kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, các đại biểu và học giả đã đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, trong thời gian tới các bên liên quan cần kiên trì đàm phán, tăng cường đối thoại trên tinh thần hợp tác và tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế hành động bạo lực và minh bạch hóa các yêu cầu về biển đảo.

Tán thành việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), các học giả tại hội thảo nhất trí việc ra đời được văn bản này sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các nước yêu sách để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và khuyến khích các bên hợp tác quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông một cách hòa bình.

                                                            (Theo VnEx)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap