Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương,ầnnỗlựcphốihợpđểngănchặbdtt hôm nay ông Jens Stoltenberg. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Đại dịch COVID-19 làm quá tải các hệ thống y tế, khiến nhiều quốc gia phải đặt trong tình trạng phong toả và thúc đẩy các biện pháp tiền tệ và tài chính từ các chính quyền.
“Đây là một kẻ thù vô hình chung và do đó, chúng ta cần những nỗ lực chung và phối hợp từ các đồng minh NATO”, Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhấn mạnh.
Ông Jens Stoltenberg cho biết, nhiệm vụ chính của NATO là đảm bảo các tổ chức khủng bố và những kẻ địch khác không lợi dụng đại dịch, nhưng tổ chức này cũng có vai trò để thực hiện trong việc hỗ trợ các nỗ lực dân sự nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.
“Đó chính xác là những gì chúng tôi làm”, Tổng thư ký NATO khẳng định; đồng thời lưu ý rằng, các lực lượng quân sự đã và đang tham gia vào việc kiểm soát các đường biên giới, cũng như xây dựng những bệnh viện dã chiến.
Cuộc khủng hoảng “ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”
Tình hình này khác với những tình hình khác đã phải đối mặt trong quá khứ, bởi vì nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, ông Jens Stoltenberg nhận định.
“Rất thường xuyên, khi chúng ta đối mặt với một cuộc khủng hoảng, nó là một cuộc khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến một hoặc hai, hay một số lượng hạn chế các quốc gia, và sau đó những quốc gia khác có thể cung cấp hỗ trợ. Giờ đây, các quốc gia cũng tập trung vào nhu cầu của mình, vì đây là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”, ông Jens Stoltenberg nói thêm, trong bối cảnh NATO đang kêu gọi các đồng minh hỗ trợ lẫn nhau.
Cũng theo Tổng thư ký NATO, một số ít quốc gia có năng lực dự phòng và đang mở rộng hỗ trợ cho những quốc gia khác. Chẳng hạn như, các bệnh viện của Đức đã đề nghị điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 của Italy, theo nguồn tin từ Hãng thông tấn Reuters.
Được biết, các Bộ trưởng Ngoại giao của NATO sẽ tổ chức một hội nghị trực tuyến trong hai ngày ngày 2-3/4 để thảo luận về cách thức “đẩy mạnh và tăng tốc các nỗ lực”.
“Chúng tôi có thể xem xét những gì chúng tôi có thể làm nhiều hơn, bởi vì điều này sẽ kéo dài. Điều này sẽ mất thời gian trước khi chúng tôi có thể hủy bỏ tất cả các biện pháp cần thiết trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng này”, ông Jens Stoltenberg lưu ý.
Dịch bệnh COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 930.000 người và khiến ít nhất 47.000 người thiệt mạng, theo số liệu được cập nhật trên trang Worldometers tính đến 5h30 phút sáng nay 2/4 (theo giờ Việt Nam). |
Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC & Worldometers)