Đã bước vào mùa nắng nóng,ủđộngphngchốngchynổbarca vs rayo khô hanh nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nhiều nơi. Từ đó, cơ quan, công ty, doanh nghiệp và Nhân dân cần chủ động hơn trong phòng, chống nguy cơ này.
Lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh thực tập phương án chữa cháy tại chợ phường IV, thành phố Vị Thanh.
Công an tỉnh vừa phối hợp với ngành chức năng, địa phương tổ chức kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tại 30 cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dân cư, chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh.
Nội dung kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm PCCC&CNCH của người đứng đầu cơ sở; điều kiện an toàn PCCC&CNCH đối với cơ sở như hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC của cơ sở, đường giao thông phục vụ công tác chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC và nguồn nước chữa cháy; duy trì mặt bằng, công năng sử dụng.
Kiểm tra giải pháp ngăn cháy lan, thoát nạn; trang bị và duy trì hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC&CNCH; quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; tồn chứa và sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ; tổ chức và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở.
Khi ý thức PCCC được nâng cao
Thượng tá Lê Hùng Cường, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh, thông tin, qua kiểm tra, hầu hết người đứng đầu cơ sở, doanh nghiệp, ban quản lý chợ đều có ý thức về PCCC được nâng lên, quan tâm kiện toàn đội PCCC cơ sở; chỉ đạo công tác tự kiểm tra và diễn tập phương án PCCC tại đơn vị.
Cụ thể, đoàn kiểm tra tại Trung tâm phân phối khu vực miền Tây thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Qua kiểm tra, đoàn ghi nhận lãnh đạo trung tâm đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy.
Mặt khác, kịp thời quan tâm chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCCC cho người lao động trong trung tâm nắm, thực hiện. Các thiết bị, hệ thống PCCC được trang bị tại trung tâm này đảm bảo báo cháy, chữa cháy, thoát nạn theo quy định pháp luật. Trung tâm còn thành lập và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho đội theo quy định; tổ chức thực hiện phương án chữa cháy định kỳ.
Tương tự, qua kiểm tra Công ty TNHH MTV Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 3, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, đoàn cũng đánh giá cao công tác chủ động PCCC của doanh nghiệp này.
Theo đó, công ty trang bị, duy trì tốt hoạt động của thiết bị, phương tiện PCCC đã được trang bị, lắp đặt. Nguồn nước chữa cháy cơ sở đảm bảo cho xe và máy bơm chữa cháy lấy được nước... Đặc biệt là lực lượng chữa cháy tại chỗ nắm được các quy trình cứu chữa 1 vụ cháy, triển khai tổ chức chữa cháy nhanh, hiệu quả.
“Chúng tôi quan niệm “Phòng cháy hơn chữa cháy” nên những quy định của pháp luật về vấn đề PCCC phải thực hiện nghiêm. Trước hết, các cán bộ, nhân viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ PCCC”, một cán bộ Công ty TNHH MTV Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, nói.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, ngành chức năng ghi nhận công tác PCCC của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế trong công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện; công tác thường trực ngoài giờ làm việc của lực lượng PCCC cơ sở không bảo đảm số lượng để thực hiện nhiệm vụ...
“Chúng tôi sẽ kiểm tra công tác thường trực đối với lực lượng PCCC cơ sở. Nếu những nội dung hạn chế sau khi lực lượng chức năng kiểm tra, kiến nghị mà chủ cơ sở không khắc phục thì chúng tôi sẽ tham mưu lãnh đạo cấp trên xử lý vi phạm theo đúng quy định”, thượng tá Cường cho biết.
Cảnh giác với các nguy cơ cháy, nổ
Cũng theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh, thời gian qua, công tác PCCC trong Nhân dân còn nhiều hạn chế. Cụ thể, nhiều vụ cháy lan, cháy lớn do người dân đốt ong, đốt rác, đốt cỏ; không ít tiểu thương ở chợ vẫn còn câu nối điện không đúng quy định; thắp nhang, đun nấu tại chợ và bố trí, sắp xếp hàng hóa cản trở đường đi, lối thoát nạn.
Còn tại hộ gia đình, nhiều người không kiểm tra, thay thế đường dây điện đã quá thời gian sử dụng; đun nấu không có người trông coi; không khóa van gas sau khi sử dụng; vẫn còn để các vật dễ cháy như xăng, dầu trong nhà; sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị có điện năng tiêu thụ lớn.
Thượng tá Lê Hùng Ân, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh, khuyến cáo, đối với hộ gia đình, không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi đun nấu; không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít. Ô tô, xe máy và các phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà phải cách xa bếp đun nấu; nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng dầu... phải kín.
Ngoài ra, phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn. Trước khi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
Đối với chợ, trung tâm thương mại cần rà soát và có kế hoạch sửa chữa, cải tạo, đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC bằng cách đầu tư nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện, báo cháy, chữa cháy; chuẩn bị sẵn sàng nguồn nước chữa cháy... Mặt khác, phải đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức và duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ; có các biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót, sơ hở có thể dẫn đến cháy, nổ.
Đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC cho các hộ kinh doanh, khách mua hàng, tham quan thông qua hệ thống truyền thanh nội bộ; thường xuyên nhắc nhở công tác đảm bảo an toàn PCCC, nhất là vào giờ cao điểm có đông khách và khi chợ, trung tâm thương mại sắp đóng cửa.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương trong thời điểm kinh doanh phải bố trí, sắp xếp hàng hóa trong quầy, sạp đúng phạm vi đã được quy định; không để hàng hóa tràn lan, lấn chiếm lối đi; phải đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC và điều kiện thoát nạn trong trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ.
Khi đốt rác, đốt cỏ, đốt ong, người dân tuyệt đối không được đốt vào buổi trưa có gió lớn và không đốt đồng loạt trên diện tích lớn... “Nếu xảy ra cháy, các đơn vị, cá nhân tổ chức chữa cháy kịp thời, phát huy tốt phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện và vật tư hậu cần tại chỗ - PV). Đồng thời, nhanh chóng báo cháy đến lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp (số điện thoại 114 - PV) và các cơ quan chức năng để được xử lý”, thượng tá Ân khuyến cáo thêm.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN