【bang sep hang seria】Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D

Đó là những nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Nền kinh tế Việt Nam 2023 có bao nhiêu điểm sáng?” do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp với CLB Các nhà kinh tế và Tập đoàn Green+ tổ chức ngày 1/12 tại TPHCM.

Đánh giá về những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, TS Phạm Đỗ Chí, cựu chuyên gia tài chính IMF cho rằng, trong vòng 3 thập kỷ vừa qua trong thành tựu tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng thực sự là điểm sáng nổi bật, dấu son trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thành quả này được ghi nhận ở cả phương diện về chất và lượng.

Cụ thể, từ 1991-2010, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đều đạt tốc độ 2 con số. Riêng từ 2011-2022, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 12,6%. Nếu năm 1991, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ đạt 2 tỉ USD, năm 2015 tăng lên 115 tỉ USD, năm 2022 là 371 tỉ USD. Năm 2023, tuy xuất khẩu có giảm vì tình hình kinh tế chung của toàn cầu, nhưng 11 tháng xuất khẩu vẫn ghi nhận đạt khoảng 322 tỉ USD, giảm 6% so với năm 2022. Tổng số hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu lên đến 620 tỉ USD. Các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gồm nhiều thị trường trọng điểm như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Cannada…

Theo TS Phạm Đỗ Chí, phương diện chất lượng hàng hóa xuất khẩu của có sự dịch chuyển quan trọng. Từ xuất khẩu chủ lực là nông-thủy sản-khoáng sản nay Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa thuộc khu vực chế biến chế tạo với 90%. Điều này chứng tỏ sự thành công của nền công nghiệp hóa Việt Nam.

Việt Nam cũng đang thu hút lượng kiều hối, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang khá lớn và ngày càng tăng trưởng. Tiềm năng kinh tế trong nước, chính sách kích cầu và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là những tiền đề, cơ hội để giao thương Việt Nam tăng trưởng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho biết, dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP có thể đạt trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Các động lực tăng trưởng cho năm 2023-2024 đó là việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1/2023; dù phục hồi chậm, nhưng vẫn tích cực đối với kinh tế thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó là cơ hội từ dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu, dịch vụ, tiêu dùng tăng khá khả quan, dù có chậm hơn; Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH 2022-2023; đầu tư công được đẩy mạnh.

Theo TS Cấn Văn Lực, có thể thấy, tín hiệu phục hồi từ tháng 6/2023 đến nay khá rõ nét, trong đó nền tảng vĩ mô và kinh nghiệm phòng chống dịch, quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên; rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn.

Song theo các chuyên gia bên cạnh những điểm sáng, còn không ít những thách thức về kinh tế thế giới suy giảm, thị trường xuất khẩu và đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại; du lịch quốc tế phục hồi chậm; tăng trưởng đầu tư tư nhân thấp. Đặc biệt. mặt bằng lãi suất đang giảm nhưng còn cao; rủi ro thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế tăng tác động tiêu cực đến Việt Namdoanh nghiệp còn nhiều khó khăn…

Theo đó, để vượt khó trong những tháng cuối năm và năm 2024 sắp tới, các doanh nghiệp cần tận dụng các cơ hội, cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, rủi ro lãi suất, tỷ giá…; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ (nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng…); đa dạng hóa nguồn vốn để tái cấu trúc doanh nghiệp; tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh doanh tuần hoàn…