Nợ thuế tăng 30%
TheợthuếởngưỡngChuyệnkhôngdễbong da 888 keo nha caio báo cáo của Tổng cục Thuế, trong thời gian qua, các cục thuế đều xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2014 đến từng đơn vị, chỉ đạo các đơn vị tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định, quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đối với các khoản thuế nợ đến 90 ngày, thực hiện đôn đốc thu nộp bằng các biện pháp gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.
Nhưng tổng số tiền nợ thuế tính đến thời điểm 31-12-2014 là 70.241 tỷ đồng, tăng 14,9% so với thời điểm tháng 12-2013 (tập trung chủ yếu các DN hoạt động trong các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn như: Xây dựng, bất động sản, địa ốc...) Trong đó, nhóm nợ có khả năng thu (nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày) chiếm tỷ trọng 62,9%, nhóm nợ khó thu chiếm tỷ trọng 15,5% và nhóm nợ chờ xử lý chiếm tỷ trọng 3,4%.
Tổng cục Thuế điểm mặt 8 địa phương có số nợ thuế tăng cao so với năm 2013 là: Lai Châu (tăng 80,5%), Hậu Giang (tăng 57%), Tuyên Quang (tăng 52%), Long An (tăng 51%), Cao Bằng (tăng 39%), Cần Thơ (tăng 35,5%), Bắc Kạn (tăng 34,9%), Vĩnh Long (tăng 32,4%). Ngoài ra, hai địa phương lớn như: TP. Hồ Chí Minh số nợ thuế tăng 23,9% và Hà Nội mức tăng 29,6%.
Nguyên nhân của số nợ đọng thuế tăng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN), nhất là nợ thuế của DN ngoài quốc doanh, tập trung ở lĩnh vực xây dựng cơ bản là do cơ quan Thuế còn hạn chế của công tác đôn đốc, quản lý nợ đọng thuế. Các biện pháp cưỡng chế thuế đã triển khai chỉ thực sự hiệu quả đối với những DN có số nợ thuế ít, còn đối với những DN nợ thuế lớn chưa mang lại hiệu quả.
Khó khăn thu hồi
Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, trong năm 2015, Tổng cục Thuế phải tăng cường các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế như: Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá, đề xuất các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Rà soát danh sách người nộp thuế cố tình trây ỳ, hoặc không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý, thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, để phong toả tài khoản DN là không dễ vì DN mở nhiều tài khoản ở ngân hàng nên cơ quan Thuế phải phối hợp với hệ thống ngân hàng ở các tỉnh, thành phố để siết nợ. Mặt khác, các tổ chức tín dụng chưa cung cấp thông tin kịp thời, cơ quan Thuế chỉ nắm được tài khoản không có số dư hoặc số dư nhỏ không đủ số thuế nợ để cưỡng chế.
Bên cạnh đó, tình trạng DN nợ thuế rồi bỏ trốn hoặc chuyển sang địa bàn khác thành lập DN mới là do có kẽ hở trong việc thành lập DN quá dễ dàng nhưng quản lý còn lỏng lẻo. Trong khi đó, lại chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý khi DN vi phạm, từ đó gây khó khăn cho cơ quan Thuế.
Cũng theo kiến nghị của Tổng cục Thuế, đối với biện pháp cưỡng chế về tài sản, hiện chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng và người nợ thuế cũng không còn tài sản hoặc tài sản đã thế chấp tại các tổ chức tín dụng nên cơ quan Thuế không thể cưỡng chế. Ngoài ra, biện pháp kê biên tài sản cũng không đạt hiệu quả cao do phải chờ thẩm định giá và chi phí thường cao. Các vụ án liên quan đến nghĩa vụ thuế chậm được xét xử cũng gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.
Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan Thuế thực hiện các giải pháp mạnh như: Phối hợp chặt với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư... thực hiện đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.
Đồng thời, đối với hồ sơ đề nghị xử lý hoàn thuế, cơ quan Thuế sẽ thực hiện bù trừ các khoản phải nộp NSNN nếu người nộp thuế còn nợ NSNN. Với khoản nợ trên 90 ngày, khoản nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế, người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì cơ quan Thuế thực hiện ngay việc cưỡng chế nợ thuế để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho NSNN.