【kq bd.net】Nâng cao đời sống văn hóa cho người dân Thủ đô
VHO - Phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng,ângcaođờisốngvănhóachongườidânThủđôkq bd.net chuyên nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa cơ sở cho người dân Thủ đô luôn được các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội chú trọng triển khai thực hiện; thông qua nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo của người dân Thủ đô, các hoạt động còn góp phần thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025.
Nhiều khởi sắc
Theo Kế hoạch 176/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về thực hiện Chương trình 06, Sở VHTT Hà Nội chủ trì việc đẩy mạnh phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng. Trong đó, xây dựng, duy trì và tổ chức hoạt động cho các đội văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ văn hóa cơ sở.
Quan tâm, chú trọng công tác sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy, phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Tăng cường các hoạt động giao lưu, biểu diễn nghệ thuật quần chúng nhằm khuyến khích người dân tham gia hưởng ứng đồng thời là chủ thể sáng tạo.
Trong các tháng đã qua của năm 2024, nhiều quận, huyện của Hà Nội đã tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng với chủ đề Hà Nội: Niềm tin hy vọngnhân chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, thu hút 100% xã, phường, thị trấn tham gia. 100% quận, huyện, thị xã tổ chức lựa chọn đội tuyển tham gia thi cấp thành phố dự kiến diễn ra trong tháng 10.
Ngoài ra, còn có Liên hoan Tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội; Liên hoan văn nghệ trong các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thành phố Hà Nội lần thứ I năm 2024; tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc Thanh âm Hà Nội; Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội; tổ chức chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các huyện, thị xã với tổng số 305 buổi.
Theo đó, các liên hoan nghệ thuật quần chúng, cuộc thi diễn ra đa dạng với nhiều thể loại như ca hát, nhảy, múa, kịch, mỹ thuật..., thu hút đông đảo tầng lớp ở mọi lứa tuổi tham gia. Ngoài việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, các hoạt động này còn đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô. Đặc biệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong cuộc sống.
Tại nhiều quận huyện của Hà Nội, các liên hoan múa truyền thống được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ví dụ cụ thể, Liên hoan Múa dân gian huyện Thanh Trì năm 2024 có 48 đội thi đến từ 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các đội tranh tài ở 3 nội dung múa rồng, múa sư tử và múa sênh tiền.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng chia sẻ, Liên hoan đã góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc; giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô nói chung, huyện Thanh Trì nói riêng.
Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, chung sức, đồng lòng xây dựng huyện sớm thành quận giàu đẹp, văn minh. Đây còn là dịp để các đội múa được phát huy tài năng nghệ thuật, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Để thúc đẩy phong trào văn hoá cơ sở, thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn nữa vào các hoạt động nghệ thuật quần chúng, Hà Nội đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô hoạt động.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có nhiều cuộc thi, phong trào thi đua dành cho các em thiếu nhi, thanh niên…
Tại buổi phát động cuộc thi nhảy hiện đại Nhịp sống trẻ – Hà Nộilần thứ II, nhận thức được vai trò quan trọng của giới trẻ trong việc tích cực tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam và của Hà Nội, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng bày tỏ, cuộc thi hứa hẹn sẽ tạo sân chơi bổ ích, văn minh, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu giải trí, giúp các em tự tin, năng động, khơi gợi nguồn cảm hứng, phát huy tính sáng tạo nghệ thuật biểu diễn nói riêng và nghệ thuật nói chung.
Cùng với đó, các ngành, đoàn thể của thành phố, các quận, huyện đã đầu tư nguồn lực để xây dựng và tổ chức 596 chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân địa phương đạt kết quả tốt. Con số này hiện đang tiếp tục tăng lên.
Liên tục nâng cấp các hoạt động nghệ thuật
Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật quần chúng, Hà Nội đang không ngừng nâng cấp các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, một trong những nội dung trọng tâm nằm trong Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, nhằm phát triển văn hóa và con người trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Hà Nội chú trọng đổi mới phương thức hoạt động của các nhà hát, các hội văn học nghệ thuật, nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập, giao lưu quốc tế. Đồng thời, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy các loại hình nghệ thuật đương đại.
Không chỉ đầu tư mạnh vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng về văn hoá, mở rộng không gian nghệ thuật cộng đồng, thành phố cũng khuyến khích các đơn vị nghệ thuật đưa những vở diễn hay, có nội dung tư tưởng, chủ đề rõ ràng, thuộc nhiều loại hình nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô.
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, các nhà hát của thành phố đã có 1.172 buổi diễn. Trong đó, 169 buổi diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại; 1.003 buổi diễn doanh thu với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng; thu hút trên 334 triệu lượt khán giả.
Bên cạnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật như liên hoan, triển lãm, và các chương trình giao lưu văn hóa,… thành phố còn thường xuyên tổ chức sân chơi, giao lưu, học hỏi giữa các đơn vị nghệ thuật.
5 kỳ diễn ra Liên hoan Sân khấu Thủ đô đã quy tụ nhiều đơn vị đơn vị nghệ thuật của thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành khác tham gia. Liên hoan không chỉ dừng lại ở các loại hình chèo, kịch nói, cải lương… mà còn xuất hiện cả xiếc. Qua đó, khán giả Thủ đô đã được thưởng thức đa dạng các vở diễn, tiết mục nghệ thuật với những câu chuyện từ lịch sử, dân gian đến hiện đại, tương lai...
Lần đầu tiên tổ chức, Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê) năm 2024 đã thu hút nhiều cơ sở, đơn vị sản xuất phim; người làm phim chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với chủ đề Vì một Hà Nội ngàn năm văn hiến, Liên hoan tìm kiếm các tác phẩm phim ngắn về Hà Nội có giá trị nghệ thuật cao với phong cách độc đáo, ngôn ngữ điện ảnh đa dạng, thể hiện cái nhìn mới mẻ, sáng tạo, nhiều màu sắc về mảnh đất và con người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Từ đó, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, đáp ứng yêu cầu hội
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng tại cơ sở cũng như chuyên nghiệp cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn.
Từ thực tế hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng tại địa phương, vì nguồn kinh phí hoạt động còn hạn chế, ở một số nơi, hoạt động văn nghệ quần chúng chưa thật sự đặc sắc, khó thu hút được sự sự quan tâm; thiếu các hạt nhân văn hóa, văn nghệ.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến và phát triển văn học, nghệ thuật để quảng bá hình ảnh của địa phương còn một số tồn tại.
Theo nhiều chuyên gia, Hà Nội cần tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với công tác văn hóa, văn nghệ ở mỗi địa phương; đầu tư nguồn kinh phí thích đáng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tăng cường các nguồn lực xã hội hóa.
Đồng thời, có cơ chế khuyến khích, quan tâm phát triển văn hóa, văn nghệ quần chúng; khuyến khích, động viên các hoạt động văn hóa, văn nghệ từ cơ sở; phát huy khả năng sáng tạo của nhân dân, khuyến khích quần chúng tham gia hưởng ứng; đặc biệt, cần có cơ chế khuyến khích các nghệ nhân dân gian để họ tham gia truyền dạy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống...
Đối với hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, cần mở rộng quy mô và tăng tần suất các hoạt động quảng bá trên diện rộng để tạo môi trường giao lưu theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp; giúp công chúng có cách cảm nhận, cách nhìn đúng về nghệ thuật.
Khi nhận thức của công chúng được nâng cao, sẽ kéo theo sự sôi động của thị trường. Từ đó, sẽ kích thích khả năng sáng tạo, động viên tinh thần, giúp đội ngũ văn nghệ sĩ thêm động lực sáng tác phục vụ đời sống; cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao về Thủ đô.
Nếu các giải pháp này được thực hiện, chắc chắn phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thủ đô sẽ không ngừng được đẩy mạnh, góp phần hiệu quả vào việc triển khai các nhiệm vụ đã đặt ra trong Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.