Empire777

Cán bộ Kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu thực hiện kiểm soát thanh toán vốn ngân sách. Ảnh: Hạnh ThảoCá ty so giai duc

【ty so giai duc】Thực hiện Kiểm soát cam kết chi ngân sách: Quản lý, điều hành ngân quỹ chủ động hơn

Cán bộ Kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu thực hiện kiểm soát thanh toán vốn ngân sách.

Cán bộ Kho bạc nhà nước tỉnh Lai Châu thực hiện kiểm soát thanh toán vốn ngân sách. Ảnh: Hạnh Thảo

Các đơn vị sử dụng ngân sách ủng hộ

Ông Trần Mạnh Hà cho biết,ựchiệnKiểmsoátcamkếtchingânsáchQuảnlýđiềuhànhngânquỹchủđộnghơty so giai duc kiểm soát cam kết chi (CKC) ngân sách nhà nước (NSNN) là việc Kho bạc Nhà nước (KBNN) kiểm tra, ghi nhận, theo dõi đảm bảo đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), chủ đầu tư phải dành dự toán, kế hoạch vốn hàng năm để thanh toán khoản chi NSNN đã được các đơn vị ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, nhà thầu; đảm bảo các khoản chi phải được ghi nhận cam kết trong hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) trước khi chi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Từ ngày 1/6/2013, KBNN đã triển khai diện rộng toàn quốc công tác kiểm soát CKC. Theo đánh giá từ KBNN, thời gian đầu triển khai, các đơn vị SDNS đều nghiêm túc chấp hành việc kiểm soát và quản lý CKC ngân sách qua kho bạc. Nhưng vì đây là một nghiệp vụ khá mới mẻ nên các đơn vị SDNS còn lúng túng và chưa chủ động trong việc thực hiện đúng quy trình CKC của KBNN. Một số đơn vị SDNS, chủ đầu tư chưa xác định rõ các khoản phải thanh toán, chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ trong năm nên đã đề nghị CKC theo hợp đồng dẫn đến phải thực hiện điều chỉnh CKC rất nhiều lần, từ đó đã làm tăng khối lượng công việc cho cán bộ kho bạc.

Bên cạnh đó, tình trạng các đơn vị SDNS gửi đề nghị CKC chưa đúng thời gian quy định còn khá phổ biến. Đặc biệt, việc gửi đề nghị CKC NSNN hoặc phiếu điều chỉnh số liệu CKC thường gửi cùng với hồ sơ đề nghị thanh toán làm cho thời gian thực hiện chi ngân sách bị kéo dài hơn so với trước khi thực hiện CKC và gây áp lực cho KBNN.

Trước thực trạng này, KBNN đã luôn theo sát tiến trình thực hiện kiểm soát CKC để nắm bắt tình hình và kịp thời ban hành các công văn trả lời các vướng mắc. Đồng thời, KBNN đã tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính để ban hành Thông tư số 40/2016/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư số 113/2008/TT- BTC nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt đối với một số vướng mắc như: Xác định rõ hơn đối tượng nào phải thực hiện CKC, đối tượng nào không phải thực hiện; quy định giá trị hợp đồng phải thực hiện CKC đối với chi thường xuyên (từ 200 triệu đồng trở lên) và chi đầu tư (từ 1 tỷ đồng trở lên) trên cơ sở dự toán được giao hàng năm… Nhờ sự bám sát này của KBNN mà công tác kiểm soát CKC ngân sách đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các đơn vị SDNS và các chủ đầu tư.

Đổi mới để phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo nhận định từ KBNN, qua 7 năm thực hiện kiểm soát CKC NSNN đã giúp cho công tác kiểm soát chi của KBNN ngày cày đi vào nề nếp.

Việc triển khai thực hiện quản lý CKC đã giúp KBNN chủ động hơn trong việc quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước. Đồng thời, thông qua việc quản lý nhà cung cấp trên hệ thống Tabmis đã ngăn ngừa tình trạng rủi ro của việc chuyển tiền thanh toán đến đối tượng thụ hưởng, góp phần quản lý chặt chẽ nguồn vốn thanh toán từ ngân sách cho dự án.

Về phía các đơn vị SDNS, chủ đầu tư cũng nhận thức rõ về mục đích, ý nghĩa của CKC NSNN nên chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dành dự toán, nguồn vốn cho các hợp đồng đã ký kết và quản lý tốt hơn việc triển khai thực hiện tiến độ theo nội dung cam kết trong hợp đồng…

Tuy nhiên, đánh giá của KBNN cho thấy, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc quản lý, kiểm soát CKC mới chỉ được quy định tại các thông tư của Bộ Tài chính mà chưa được quy định tại Luật NSNN và Nghị định hướng dẫn Luật NSNN. Hơn nữa, việc thực hiện quản lý CKC được KBNN thực hiện kiểm soát sau khi hợp đồng đã được ký kết giữa đơn vị SDNS, chủ đầu tư với nhà cung cấp; chưa thực hiện việc quản lý kiểm soát CKC trước khi ký hợp đồng theo thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, đối với các khoản chi thường xuyên có thời gian thanh toán trong 1 năm ngân sách, thực tế hợp đồng thực hiện thanh toán 1 lần và thường thực hiện xong đơn vị mới gửi KBNN làm thủ tục CKC đồng thời với đề nghị thanh toán nên không thể hiện đúng bản chất của yêu cầu CKC. Như vậy, việc kiểm soát CKC đối với trường hợp này không hiệu quả, chưa thực sự có ý nghĩa trong điều hành ngân sách…

Ông Hà cho biết, trước thực tế này, trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các chuyên gia tư vấn, KBNN đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030, trong đó định hướng đổi mới cơ chế kiểm soát CKC NSNN cho phù hợp với thông lệ quốc tế: Kiểm soát CKC NSNN được thực hiện trước khi đơn vị SDNS tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng; đảm bảo phù hợp với ngân sách trung hạn và dự toán ngân sách hàng năm (thực hiện kiểm soát CKC NSNN ngay từ khi phát sinh nghĩa vụ).

Tuy nhiên, đây là định hướng lâu dài, còn trước mắt, KBNN sẽ thực hiện quản lý, kiểm soát CKC đối với các khoản chi thường xuyên cho các hợp đồng nhiều năm và các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản. Không thực hiện quản lý, kiểm soát CKC đối với các hợp đồng chi thường xuyên NSNN trong 1 năm ngân sách.

Đồng thời, KBNN quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý, kiểm soát cũng như phương thức thực hiện kiểm soát CKC gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, tăng cường giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến của KBNN, đảm bảo phù hợp với định hướng cải cách tin học hóa đẩy mạnh triển khai dịch vụ công điện tử.

Từ ngày 1/6/2013, KBNN đã triển khai diện rộng toàn quốc công tác kiểm soát cam kết chi này, đánh dấu một bước phát triển mới trong quản lý, kiểm soát thanh toán, kế toán NSNN của hệ thống KBNN. Qua 7 năm thực hiện đã giúp cho công tác kiểm soát chi của KBNN ngày càng đi vào nề nếp.

Vân Hà

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap