【tỷ lệ trận đấu】Lần đầu tiên tại Việt Nam, mơ ước sửa lỗi trái tim từ bào thai đã thành sự thật

Những ngày đầu năm 2024,ầnđầutiêntạiViệtNammơướcsửalỗitráitimtừbàothaiđãthànhsựthậtỷ lệ trận đấu lần đầu tiên, các bác sĩ tại TP.HCM thực hiện thành công ca thông tim cứu bào thai 32 tuần bị dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca thông tim bào thai đầu tiên ở Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Sau rất nhiều năm ấp ủ và chuẩn bị kỹ lưỡng, mong ước cứu trẻ bị tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ của bác sĩ Việt Nam đã thành hiện thực.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Nguyên Tín, Phó trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, kỹ thuật thông tim bào thai chỉ phát triển trong 5 năm trở lại đây. Trên thế giới chỉ có một số nơi như Brazil, Ba Lan... thực hiện thành công. 

Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cho biết ca bệnh đặc biệt là một sản phụ 28 tuổi. Khi phát hiện thai có bất thường nặng về tim, sản phụ được chuyển từ Đà Nẵng vào TP.HCM theo dõi. Tại Bệnh viện Từ Dũ, khi thai 26 tuần tuổi đến thời điểm các bác sĩ quyết định can thiệp bào thai là khoảng thời gian cân não, trải qua 3 lần hội chẩn.

tim bam sinh.jpg
Ca thông tim bào thai đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: BVCC.

Khi thai được 32 tuần 5 ngày, tính mạng của bé bị đe doạ, Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn khẩn cấp với Bệnh viện Nhi đồng 1. Các chuyên gia nhận định nếu không can thiệp bào thai để nong van động mạch phổi ngay, thai nhi có thể sẽ chết trong bụng mẹ. Nếu cho sinh ngay, thai nhi có thể tử vong khi vừa chào đời.

“Can thiệp trong bào thai là giải pháp cấp bách nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ. Khi can thiệp được từ trong bào thai, tỷ lệ thành công cao hơn khi trẻ đã chào đời do thai nhi có một cơ chế rất hay là cơ chế tự lành, tự sửa chữa. Cơ chế này hình thành từ những tế bào gốc, sẽ tự chỉnh sửa, tự lành, không để lại sẹo", bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho hay.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Nguyên Tín giải thích thêm trái tim em bé như quả dâu tây, phải đảm bảo chính xác tuyệt đối, chỉ một sơ suất nhỏ có thể khiến tim ngừng đập ngay lập tức. Việc gây mê bào thai để bác sĩ can thiệp thực hiện cũng đòi hỏi tay nghề cao.

Hai bệnh viện chuyên khoa lớn của TP.HCM lên kế hoạch thành lập các ê-kíp gây mê cho người lớn, can thiệp bào thai, nong tim, hồi sức sơ sinh nếu phải mổ, sản khoa để chuẩn bị mổ lấy thai nếu xảy ra sự cố.

8h sáng ngày 4/1, các bác sĩ rà soát lại một lần các phương án. Căng thẳng là tâm lý không thể tránh khỏi với hai giám đốc của 2 bệnh viện ngay trước ca can thiệp.

9h5p, ê-kíp tiến hành can thiệp tim thai trong bào thai. Bác sĩ đã dùng một cây kim 18G để đi xuyên từ thành bụng, xuyên vào thành tử cung, vào buồng ối, xuyên thành ngực của thai nhi vào thẳng buồng tim, đi tới thất phải, tìm đúng vị trí để thông van tim cho bào thai.

tim mach.png
Quá trình can thiệp thông tim bào thai. Ảnh: BVCC.
tim bam sinh.jpg
Mong ước sửa lỗi trái tim cho trẻ từ trong bào thai đã thành sự thật. Ảnh: BVCC.

Ca can thiệp kéo dài gần 40 phút. Kết quả siêu âm sau đó cho thấy dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim. Mọi nỗ lực và chuẩn bị đã được đền đáp, thai nhi và sản phụ đều an toàn. Các bác sĩ chia sẻ sự quyết tâm của sản phụ đã giúp hơn 15 thành viên của ca can thiệp thêm dũng cảm và đi đến thành công.

Theo bác sĩ Hải, ca can thiệp được đảm bảo độ chính xác ở mức tuyệt đối, không một sự cố nào xảy ra trong suốt quá trình. Sáng 8/1, sản phụ được xuất viện.

Can thiệp chữa dị tật tim bẩm sinh nặng ngay từ trong bào thai là giấc mơ ấp ủ suốt nhiều năm qua của tiến sĩ Đỗ Nguyên Tín và đồng nghiệp. Các nước trong khu vực, đạt nhiều thành tựu y khoa, như Singapore, Thái Lan... đều chưa triển khai được kỹ thuật này. "Tôi kỳ vọng thế hệ bác sĩ trẻ sẽ cứu được nhiều trẻ bị tật bẩm sinh nặng ngay từ bào thai ", bác sĩ Đỗ Nguyên Tín tâm sự. 

Hành trình kỳ diệu của em bé chào đời nặng 400g, lọt thỏm trong bàn tay bác sĩBé gái chào đời ở Hà Nội khi mới 26 tuần thai, nặng 400g, lọt thỏm trong lòng bàn tay của các bác sĩ. Sau 4 tháng điều trị, bé đạt cân nặng 2,1kg.