【kawasaki đấu với urawa reds】Trẻ mãi không già, miễn nhiễm scandal: KOL ảo bùng nổ tại Trung Quốc

Hai KOL Viya và “ông hoàng son môi” Li Jiaqi từng thu hút hàng triệu người đến với các sàn thương mại điện tử,ẻmãikhônggiàmiễnnhiễmscandalKOLảobùngnổtạiTrungQuốkawasaki đấu với urawa reds song các bê bối và sự biến mất ngay sau đó cho thấy họ là những lựa chọn hợp tác đầy rủi ro. Đây chính là lúc KOL ảo lên ngôi. Những nhân vật do máy tính tạo ra được xem là giải pháp an toàn hiện nay.

Trong năm qua, các tập đoàn công nghệ như Tencent và ByteDance đã rót hàng trăm triệu USD vào những công ty phát triển KOL ảo. Theo nghiên cứu của iiMedia Research, ngành công nghiệp thần tượng kỹ thuật số của Trung Quốc được dự đoán tăng 7 lần từ 6,2 tỷ NDT (870 triệu USD) năm 2021 lên 48 tỷ NDT năm 2025.

Ling, nhân vật ảo do Xmov sáng tạo. (Ảnh: Xmov)

Năm nay, ByteDance mua 20% cổ phần trong Hangzhou Li Weike Technology, startup đứng sau nhân vật ảo nổi tiếng LA.WK. Tháng 11/2021, Alibaba dẫn đầu vòng gọi vốn Serie A của Dgene, nhà phát triển thực tế ảo có văn phòng tại Thượng Hải và Thung lũng Silicon. Một tháng sau, Tencent đầu tư vào Facegood, nhà phát triển phần mềm chuyên về biểu cảm gương mặt 3D.

Xmov, startup sở hữu nhiều bản quyền KOL ảo, tuyên bố huy động thành công 130 triệu USD trong vòng gọi vốn Serie B và C từ các nhà đầu tư như Sequoia China và SoftBank.

Babol, người hâm mộ A-Soul – nhóm nhạc nữ hoạt hình nổi tiếng nhất Trung Quốc, bày tỏ: “Tôi hiếm khi kết nối với mọi người ngoài đời nhưng thấy hạnh phúc khi thấy màn biểu diễn sống động của idol trên màn hình”. A-Soul là sản phẩm của Nuverse thuộc ByteDance và công ty quản lý nghệ sỹ YH Entertainment, ra mắt năm 2020.“Mỗi lần xem các chương trình livestream của họ, tôi không thể ngừng mỉm cười”, Babol nói.

Dù không có thật, KOL ảo có đầy đủ khả năng kiếm tiền không thua kém người thật. Vox Akuma – YouTuber ảo của công ty quản lý idol ảo AnyColor – chào sân Trung Quốc trên website stream Bilibili tháng 5. Trong phiên livestream dài 100 phút, Vox được gần 40.000 người hâm mộ tặng 1,1 triệu NDT.

Tất nhiên, số tiền vẫn kém xa các KOL như Li hay Viya. Dù vậy, các thương hiệu thời trang nước ngoài đang tăng cường thuê idol ảo làm đại sứ ở Trung Quốc sau khi cắt đứt quan hệ với các ngôi sao giải trí vì bê bối riêng tư. Chẳng hạn, hãng trang sức Pandora vừa chấm dứt hợp tác với nam diễn viên Zhang Zhehan năm ngoái vì một bức ảnh gây tranh cãi. Tháng 3, công ty đăng chân dung của SAM, idol ảo thuộc quản lý của tạp chí Elle, đang đeo vòng cổ và vòng tay chủ đề Marvel của hãng. Bulgari mời Ling, KOL ảo của Xmov, trình diễn loạt túi xách mới hồi tháng 11/2021. Họ đã hủy hợp đồng với Kris Wu vào tháng 7 cùng năm sau cáo buộc tấn công tình dục.

Chính quyền địa phương cũng hi vọng tận dụng được ngành công nghiệp non trẻ. Tháng 8, Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên trong nước triển khai kế hoạch dành riêng cho “ngành công nghiệp người ảo”, với mục tiêu xây dựng lĩnh vực đáng giá 50 tỷ NDT và phát triển 10 công ty có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ NDT vào năm 2025.

Tom Nunlist, nhà phân tích cao cấp tại hãng tư vấn Trivium China, nhận xét:“Thần tượng ảo không già đi, bản quyền có thời hạn vĩnh viễn, họ không bị đau ốm hay mệt mỏi. Các nhân vật không có nguy cơ dính líu đến hành vi cá nhân gây tranh cãi, sản xuất lại rẻ”. Ngoài ra, “họ” còn dễ kiểm soát nên hấp dẫn hơn nhìn từ góc độ quản lý.

Tuy nhiên, bản thân ngành công nghiệp giải trí không miễn nhiễm với scandal. Cáo buộc ByteDance khai thác lao động xuất hiện sau khi một thành viên chủ chốt trong nhóm A-Soul dừng hoạt động “vì lí do học tập và sức khỏe”. Người hâm mộ đã tìm kiếm diễn viên đứng sau nhân vật và phát hiện các bài đăng mạng xã hội của cô. Họ tin rằng cô bị đối xử bất công tại nơi làm việc. Nhưng cuộc điều tra từ nhà chức trách Hàng Châu không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cáo buộc.

Bắc Kinh theo dõi sự phát triển của lĩnh vực idol ảo và cảnh báo về văn hóa thần tượng cũng như “fandom” thái quá. Fandom là cụm từ chỉ cộng đồng người hâm mộ của một người nổi tiếng. Tờ Nhật báo Nhân dân từng chỉ trích người hâm mộ A-Soul vì “xóa nhòa ranh giới giữa thế giới ảo và thực”.

Một tổ chức của tờ báo đã công bố báo cáo vào đầu năm nay, kêu gọi giám sát ngành công nghiệp này.“So với các biểu tượng truyền thống, thần tượng ảo có lợi thế như nhân cách có thể kiểm soát được và ổn định hơn, song sau tất cả, chúng là các nhân vật nghệ thuật do con người tạo ra và có nguy cơ sa đọa”.

Du Lam(Theo FT)