【soi cau chinh xac nhat hom nay】Ngành Ngân hàng khẩn trương giải tỏa khó khăn cho nền kinh tế
Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng,ànhNgânhàngkhẩntrươnggiảitỏakhókhănchonềnkinhtếsoi cau chinh xac nhat hom nay chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là ngân hàng) cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
Ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. |
Phạm vi và đối tượng của thông tư quy định về việc các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc ban hành Thông tư 02 trên cơ sở thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 8/4/2023 và Nghị quyết 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 của Chính phủ. Cùng với các chính sách tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp đã và đang triển khai, chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, dự kiến sẽ góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng.
Việc cho phép giãn, hoãn nợ theo Thông tư 02 đã giải tỏa đáng kể sức ép cho doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước ba tháng đầu năm 2023 và các khó khăn, thách thức tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, việc này cũng tạo điều kiện tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng qua đó góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các mục tiêu đề ra của năm 2023 và cả giai đoạn 2021-2025.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN về tác động của việc ngân hàng cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ, TS. Nguyễn Hữu Huân - Trưởng Bộ môn Thị trường Tài chính Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù sẽ giúp cho nền kinh tế bớt khó khăn hơn, doanh nghiệp và ngân hàng không bị chuyển nhóm nợ xấu, tuy nhiên, thị trường cũng chưa nên kỳ vọng việc này có thể tạo cú kích thích mạnh, vì nền kinh tế sẽ phải có thời gian dần dần phục hồi và đi vào ổn định.
Tháo gỡ khó khăn cho thị trường vốn
Cùng với việc ban hành Thông tư 02, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đồng thời ban hành Thông tư 03/2023/TT-NHNN ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.
Thông tư 16 được ban hành từ ngày 10/11/2021, là văn bản về việc các ngân hàng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, với nhiều quy định có tính chất siết chặt hơn các hoạt động của ngân hàng khi tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý trong Thông tư 16, khoản 11 Điều 4 quy định, trong vòng 12 tháng sau khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, các ngân hàng không được mua lại loại trái phiếu đã bán.
Một số tiêu chí cơ bản để được cơ cấu nợ theo Thông tư 02 Các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Ngân hành Nhà nước trao quyền chủ động cho các ngân hàng trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. |
Cũng theo khoản 11 Điều 4 Thông tư 16, sau 12 tháng kể từ khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ngân hàng đã bán trái phiếu cũng chỉ được mua lại loại trái phiếu đã bán với một số điều kiện nhất định.
Sau khi Thông tư 16 ban hành, nhiều nhà đầu tư và cả ngân hàng cho rằng, quy định hạn chế các ngân hàng khi tham gia mua bán trái phiếu doanh nghiệp phần nào đã làm làm mất vai trò của ngân hàng đối với thị trường trái phiếu, bởi ngân hàng là một tổ chức tài chính lớn. Họ có ảnh hưởng với thị trường trái phiếu doanh nghiệp cả ở góc độ nhà đầu tư, cả góc độ tổ chức tài chính trung gian, lẫn vai trò là nhà phát hành trái phiếu.
Ông Vũ Duy Khánh - Giám đốc phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán Smartinvest cho biết, ngân hàng khi được tham gia mua bán trái phiếu cần phải được chủ động linh hoạt, vì trong nhiều trường hợp họ sẽ mua lại của các nhà đầu tư cá nhân, qua đó tăng tính thanh khoản cho trái phiếu.
Với bối cảnh như trên, cùng với việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP hồi tháng 3/2023 (về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế), giới tài chính kỳ vọng Thông tư 03 mới ban hành sẽ giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thời gian qua.
NHNN cũng cho biết, Thông tư 03 dự kiến góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù vậy, ông Huân cũng cho rằng, sự phục hồi cũng sẽ không thể nhanh, vì sau các sự vụ như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát…, các bên tham gia - đặc là nhà đầu tư - cũng sẽ phải trải qua một thời gian nhất định để ổn định tâm lý, lấy lại niềm tin./.